Xét nghiệm kháng thể là gì? Vì sao cần phải xét nghiệm kháng thể COVID-19 và những điều cần lưu ý

Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hay xét nghiệm COVID-19 thì xét nghiệm kháng thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, ít ai biết xét nghiệm kháng thể có vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay xét nghiệm kháng thể là gì? Vì sao cần phải xét nghiệm kháng thể COVID-19 và những điều cần lưu ý nhé!

Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hay xét nghiệm COVID-19 thì xét nghiệm kháng thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, ít ai biết xét nghiệm kháng thể có vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngay xét nghiệm kháng thể là gì? Vì sao cần phải xét nghiệm kháng thể COVID-19 và những điều cần lưu ý nhé!

1Tìm hiểu về kháng thể

Kháng thể là gì? Cấu tạo của kháng thể

Kháng thể theo thuật ngữ chuyên môn gọi là antibody. Đây là những chất được tạo ra trong cơ thể của con người, khi các loại vi khuẩn hay virus gây hại xâm nhập vào cơ thể con người. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và bảo vệ cơ thể.

Cơ thể người có khả năng sinh kháng thể mạnh thì có thể tạo ra miễn dịch cao chống lại các loại bệnh. Kháng thể được cấu tạo từ các tế bào bạch cầu. Khi có vi khuẩn, virus xâm nhập và cơ thể, các kháng thể sẽ liên kết với protein hay các hóa chất khác nhau để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Kháng thể theo thuật ngữ chuyên môn gọi là antibody

Các loại kháng thể

Các loại kháng thể được phân thành 5 loại như sau:

  • IgA: Khi lgA được sản xuất ra ở đâu thì chúng sẽ chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó. lgA chiếm 15 - 20% trong máu, sữa non, nước mắt và nước bọt.
  • IgD: Đây là kháng thể có ít chức năng nhất, chỉ chiếm tỷ lệ 1% trong tế bào, dị hóa nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu.
  • IgE: Có vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp và cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. Chiếm tỷ lớn trong cơ thể.
  • IgG: Là kháng thể quan trọng với mẹ và bé, xuyên qua nhau thai, bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh vì trẻ sơ sinh trong những tuần đầu có hệ miễn dịch chưa phát triển. Chúng xuất hiện nhiều nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. 
  • IgM: Có chức năng tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể, nhờ kết hợp với kháng nguyên đa chiều (virus và hồng cầu). Đây là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh.

Các loại kháng thể được phân thành 5 loại

Kháng thể được hình thành như thế nào?

Để hình thành kháng thể trong cơ thể người phải trải qua các giai đoạn phức tạp như sau:

  • Giai đoạn cân bằng:

Đầu tiên, kháng thể được hình thành trong giai đoạn cân bằng, bằng cách khuếch tán mạch máu và ngoài mạch máu của các kháng nguyên. Quá trình này xảy ra rất nhanh chóng. Nếu kháng nguyên không còn khuếch tán nữa thì giai đoạn này mất đi.

  • Giai đoạn chuyển hóa phân rã:

Giai đoạn chuyển hóa phân rã sẽ làm cho tế bào và enzym của cơ thể chuyển hóa kháng nguyên. Khi đó, kháng nguyên bị các đại thực bào và tế bào thực bào khác bắt giữ. Thời gian diễn ra dài hay ngắn sẽ phụ thuộc trên cơ thể mỗi người cũng như sản sinh các chất miễn dịch khác nhau

  • Giai đoạn loại bỏ miễn dịch:

Giai đoạn loại bỏ miễn dịch sẽ kết hợp các kháng thể vừa tổng hợp với các kháng nguyên, để hình thành tổ hợp kháng nguyên và kháng thể. Sau đó, chúng bị thực bào và bị thoái hóa. Khi giai đoạn loại bỏ miễn dịch hoàn thành, thì kháng thể sẽ tồn tại trong huyết thanh.

Để hình thành kháng thể trong cơ thể người phải trải qua các giai đoạn phức tạp

Vai trò và chức năng của kháng thể trong cơ thể

Vai trò và chức năng của kháng thể trong cơ thể người là vô cùng quan trọng, nó giúp con người chống lại các bệnh tật và hồi phục sức khỏe nhanh chóng nhờ tạo ra các tế bào miễn dịch.

Trong hệ thống miễn dịch cơ thể người, kháng thể có 3 vai trò chủ yếu như sau:

  • Liên kết với kháng nguyên:

Các globulin miễn dịch có khả năng xác nhận và liên kết với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến đổi. Nhờ đó, trung hòa độc tố, ngăn chặn sự bám dính của các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt của tế bào và tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra. Một số loại virus, vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. 

Kháng thể liên kết với kháng nguyên

  • Kích hoạt hệ thống bổ thể:

Kích hoạt hệ thống bổ thể là cơ chế quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khi vi khuẩn, virus xâm nhập, do chúng tạo ra các protein huyết tương. Chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn bằng cách:

- Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn.

- Thúc đẩy quá trình thực bào phát triển.

- Thanh thải các phức hợp miễn dịch.

- Giải phóng phân tử hóa hướng động.

Kích hoạt hệ thống bổ thể là cơ chế quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khi vi khuẩn, virus xâm nhập

  • Huy động thể bào miễn dịch:

Kháng thể có thể liên kết với tế bào miễn dịch ở đầu cố định sau khi đã gắn kháng nguyên ở đầu biến đổi. Sự tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch.

Kháng thể có khả năng gắn một vi khuẩn với một đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Đồng thời, lympho giết tự nhiên có chức năng độc tế bào, ly giải vi khuẩn, tế bào ung thư đã gắn bởi các kháng thể.

Kháng thể huy động thể bào miễn dịch

2Vì sao nên xét nghiệm kháng thể?

Xét nghiệm kháng thể là rất quan trọng đối với cơ thể người, giúp chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống. Người bệnh có thể xét nghiệm qua máu, nước bọt để xác định một loại bệnh cụ thể mà chúng ta mắc phải. 

Xét nghiệm kháng thể có kết quả dương tính thì bạn đã mắc bệnh, nhưng đôi khi xét nghiệm kháng thể cũng cho kết quả không chắc chắn. Xét nghiệm kháng thể giúp khẳng định ai đã từng nhiễm virus.

Đồng thời, cơ thể đã đạt được khả năng miễn dịch với virus này hay chưa và kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể trước virus. Nếu cơ thể người đã được tiêm vaccine chống lại loại virus nào đó, thì xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh này chưa. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp người dân xác định được tình hình dịch bệnh nói chung.

Xét nghiệm kháng thể giúp chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống

3Có nên xét nghiệm kháng thể COVID – 19 không? Những đối tượng nên xét nghiệm kháng thể COVID-19

Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì?

Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là phương pháp xét nghiệm máu để tìm ra những virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người xét nghiệm. Đồng thời, xét nghiệm này còn tìm ra các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. 

Từ đó, thực hiện sàng lọc và cách ly với người nghi nhiễm. Muốn khẳng định người đó có nhiễm hay không, cần lấy mẫu test (dịch tỵ hầu hoặc dịch họng) và xét nghiệm lại bằng phương pháp RT-PCR. IgM và IgG là hai kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, được sản sinh sau khi cơ thể người được tiêm vaccine và cơ thể người mắc bệnh.

Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là phương pháp xét nghiệm máu để tìm ra những virus SARS-CoV-2

Những đối tượng nên xét nghiệm kháng thể COVID-19

Khi bạn có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tự miễn hệ thống, thì hãy nên xét nghiệm kháng thể COVID-19. Cụ thể là các biểu hiện như sau:

  • Người đã từng mắc COVID-19.
  • Người đang trong giai đoạn điều trị COVID-19.
  • Người có nguy cơ nhiễm COVID-19.
  • Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 2 tuần đến 3 tuần
  • Người cần xét nghiệm kháng thể theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mệt mỏi, sốt kéo dài.
  • Đau viêm khớp.
  • Nổi ban đỏ.
  • Rụng tóc.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đau cơ.
  • Tê bì chân tay.
  • Viêm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.
  • Hội chứng Sjogren.

Khi bạn có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tự miễn hệ thống, thì hãy nên xét nghiệm kháng thể COVID-19

4Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm kháng thể

Trước khi xét nghiệm kháng thể, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để xét nghiệm cho kết quả chính xác:

  • Bạn không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
  • Không sử dụng các loại thuốc như sau: Aminosalicylic acid, chlorprothixene, chlorothiazide, griseofulvin, hydralazine, penicillin, phenylbutazone, phenytoin sodium, procainamide, streptomycin, sulfonamide và tetracycline. Bởi chúng có thể mang đến bạn kết quả dương tính giả.
  • Các thuốc chứa Steroid có thể gây âm tính giả với kết quả xét nghiệm.
  • Đối với bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì xét nghiệm kháng thể không dùng để theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Tình trạng nhiễm trùng, viêm gan tự miễn, xơ gan tắc mật, bệnh xơ cứng bì, bệnh bạch cầu,... có thể cho kết quả xét nghiệm dương tính.
  • Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để thực hiện đúng cách, định hướng kịp thời.

Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để thực hiện đúng cách, định hướng kịp thời

Nguồn tham khảo: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM, báo Lao động, báo VnExpress - Cập nhật ngày 10/10/2021.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về xét nghiệm kháng thể là gì? Vì sao cần phải xét nghiệm kháng thể COVID-19 và những điều cần lưu ý. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!

Bạn đang xem: Xét nghiệm kháng thể là gì? Vì sao cần phải xét nghiệm kháng thể COVID-19 và những điều cần lưu ý

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết