Vì sao iPhone cấu hình thấp giá cao vẫn ăn đứt điện thoại Android?
Mặc dù điều này có thể khiến người dùng Android khó chịu nhưng có một thực tế là nhiều iPhone vẫn có thể ăn đứt đối thủ trong 3-5 năm nữa.
Trước hết, nhìn vào mức giá toàn diện, với cấu hình và giá của những chiếc điện thoại Android cao cấp, iPhone chắc chắn là đại diện cho một sản phẩm “cấu hình thấp, giá cao”. Lấy ví dụ với iPhone 14 Pro Max mới nhất, phiên bản 128 GB và 512 GB, mức giá chênh lệch giữa các phiên bản là 200 USD (4,7 triệu đồng). Tức người dùng phải chi 200 USD cho gần 400 GB dung lượng lưu trữ này. Trong khi đó, với một chiếc Xiaomi 13 Ultra phiên bản 256 GB và 1 TB, giá chênh lệch chỉ là 4,27 triệu đồng, tương đương với chi phí 768 GB.
Android và iPhone vẫn là cuộc chiến không có hồi kết.
Không chỉ dung lượng lưu trữ, vấn đề cũng nằm ở các tính năng khác trên iPhone. Hãy liệt kê ngắn gọn phần cứng chính. Trước hết là chip A16 Bionic được so sánh với Snapdragon 8 Gen 2 mới nhất, chúng đều là CPU đa nhân có hiệu năng lõi rất mạnh, GPU yếu hơn một chút nhưng chênh lệch không lớn. Tuy nhiên, A16 Bionic có sự hỗ trợ từ hệ thống độc quyền của Apple nên mang đến nhiều ưu điểm hơn. Về bộ nhớ, iPhone 14 Pro có LPDDR5 6 GB, trong khi các điện thoại Android cao cấp cho dung lượng RAM 12 GB+ hoặc thậm chí 18 GB.
Thứ hai là màn hình. Về cơ bản các hiệu ứng hiển thị thực tế, màn hình Android cùng mức giá khôn hề thua kém quá nhiều so với iPhone, thậm chí vượt trội hơn về tốc độ làm mới. Trong khi đó, về phần đục lỗ, độ rộng viền đen,… thì Android vẫn dẫn đầu.
Về máy ảnh, lợi thế của điện thoại Android nằm ở cảm biến CMOS, pixel, số nhóm ống kính, tele và thuật toán hợp tác với các thương hiệu máy ảnh. Trong khi đó, iPhone mới nhất dựa trên chip A16 Bionic mạnh mẽ mang đến khả năng quay video tương đối mạnh mẽ.
Điện thoại Android đa dạng về mẫu mã và phần cứng mạnh mẽ hơn.
Do đó, nếu chỉ nhìn từ góc độ phần cứng, sẽ không quá lời khi nói Apple cấu hình thấp và giá cao. Nhưng tại sao người tiêu dùng vẫn sẵn sàng để bị “lợi dụng”?
Trên quan điểm phần cứng, iPhone có thông số thấp, nhưng không thể phủ nhận rằng Apple có lợi thế tuyệt đối của mình, đó là hệ thống và hệ sinh thái iOS. Nhiều người cho rằng Apple mượt mà và an toàn hơn, tuy nhiên những mẫu smartphone Android cao cấp thực sự khá mượt mà. Nhưng về bảo mật và riêng tư, iPhone thực sự mạnh hơn Android.
Xét cho cùng, iPhone đắt như vậy là do lợi thế hệ thống độc nhất của nó. Miễn là người dùng sử dụng iOS, họ không còn lựa chọn nào khác. Đây là điều mà các máy Android không có và rất đáng ghen tị. Vì tính độc lập của hệ thống, iPhone chỉ cần làm đúng chuyên môn của mình, trong khi các hãng điện thoại Android phải đấu tranh về cấu hình và phần cứng để lôi cuốn khách hàng. Sự khác biệt của hệ thống khó có khoảng cách. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến điện thoại Android liên tục thay đổi với cấu hình phần cứng ngày càng mạnh.
Sẽ thật khó để rời khỏi iPhone nếu đã phụ thuộc vào hệ sinh thái iOS.
Tuy nhiên, thật khó để nhận định một điện thoại nào tốt hơn, bởi mọi thứ còn phụ thuộc vào quan điểm của từng người. Về trải nghiệm thuần túy, mua Android sẽ tiết kiệm chi phí hơn vì hầu hết trải nghiệm không khác nhiều so với iPhone. Về hệ thống, mặc dù iOS có thể chặn quảng cáo quấy rối tốt hơn nhưng Android có nhiều chức năng nhỏ thiết thực, còn iPhone thì không.
Cuối cùng là bảo toàn giá trị, điều mà iPhone tốt hơn các mẫu điện thoại Android cao cấp. Mặc dù việc mua một iPhone là tương đối đắt đỏ, nhưng xét trên chi phí sử dụng trung bình trong 3 năm, iPhone thậm chí sẽ thấp hơn so với các điện thoại Android cao cấp.
Bạn đang xem: Vì sao iPhone cấu hình thấp giá cao vẫn ăn đứt điện thoại Android?
Chuyên mục: Phụ kiện