Văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài và cách bao sái
Tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài là việc nên làm để giúp cho ban thờ sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, bạn cũng cần chuẩn bị bài văn khấn để xin phép các vị Thần Tài, ông Địa... Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn bài văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài và cách bao sái chuẩn nhất để bạn cùng tham khảo nhé.
Xem nhanh nội dung
- Có nên tỉa chân nhang bàn thờ thần tài không?
- Ngày đẹp tỉa chân nhang ban Thần Tài
- Văn khấn tỉa chân nhang bàn Thần Tài chuẩn nhất
- Văn khấn trước khi tỉa chân nhang bàn Thần Tài
- Văn khấn sau khi tỉa chân nhang bàn Thần Tài
- Cách bao sái bàn thờ Thần Tài
- Cách rút chân hương ban Thần Tài
- Bao sái bàn thờ Thần Tài
Có nên tỉa chân nhang bàn thờ thần tài không?
Bát nhang được xem là "cầu nối" giữa người sống và thế giới tâm linh, chính vì thế, việc giữ sạch bát nhang trên bàn thờ là điều hết sức cần thiết. Không chỉ có bát nhang ở bàn thờ gia tiên mà bát nhang ở bàn thờ Thần Tài cũng không ngoại lệ. Việc tỉa chân nhang ở bàn thờ Thần Tài là thể hiện sự tôn kính, trân trọng với các vị Thần linh nên rất cần được thực hiện.
Ngày đẹp tỉa chân nhang ban Thần Tài
Rút chân hương bàn Thần Tài vào ngày nào? Quan niệm của người xưa cho rằng có 3 thời điểm lý tưởng để rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài đó chính là:
- Trước ngày 23 tháng Chạp
- Ngày vía Thần Tài
- Ngày rằm tháng 7 Âm lịch
Vậy nên nếu có nhu cầu rút tỉa chân nhang thì bạn chỉ nên thực hiện vào 3 thời điểm này thôi nhé.
Văn khấn tỉa chân nhang bàn Thần Tài chuẩn nhất
Văn khấn trước khi tỉa chân nhang bàn Thần Tài
Bài văn khấn này sẽ như một lời "xin phép" để gia chủ có thể báo biến tới Thần linh trước khi muốn rút tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ Thần Tài:
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là:……………… Ngụ tại:…………………. Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:......... Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! |
Văn khấn sau khi tỉa chân nhang bàn Thần Tài
Sau khi rút tỉa chân nhang, báo sái bàn thờ Thần Tài xong, bạn cũng nên đọc bài văn khấn để thỉnh các vị Thần Tài, Thổ Địa về ngự lại và tiếp tục phù hộ độ trì cho công việc kinh doanh, buôn bán của gia đình mình.
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là:………………Ngụ tại:…………………. Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:......... Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các quan về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng. Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật. |
Cách bao sái bàn thờ Thần Tài
Trước khi tiến hành bao sái bàn thờ Thần Tài, bạn cần tiến hành rút tỉa chân nhang trước.
Cách rút chân hương ban Thần Tài
Bạn cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự, đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị 1 mâm hoa quả, sau đó thắp nhang và khấn bài khấn trước khi tỉa chân nhang ở trên.
Tiếp đến, bạn tiến hành rút từng chân vào một chiếc chậu sạch và nhớ để lại số lượng chân nhang theo số lẻ 3, 5, 7, 9... vì nó sẽ đem lại may mắn cho gia chủ về con đường làm ăn, kinh doanh buôn bán.
Các chân nhang được rút ra, gia chủ nên đem đốt rồi rải ra sông cho mát mẻ.
Bao sái bàn thờ Thần Tài
Sau khi đã rút hết chân hương, bạn dùng khăn sạch cùng nước ấm để lau quanh bát hương Thần Tài và tiến hành vệ sinh, dọn dẹp các vật phẩm thờ cúng.
Sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ thì bạn tiến hành đọc bài văn khấn sau khi tỉa chân nhang để thỉnh các vị Thần linh về ngự lại trên bàn thờ để tiếp tục phù hộ, độ trì cho công việc kinh doanh, buôn bán.
Trên đây là bài văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài và cách bao sái bàn thờ Thần Tài chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
Bạn đang xem: Văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài và cách bao sái
Chuyên mục: Quà tặng & Lời chúc
Các bài liên quan
- Cách cắm hương vòng đẹp, đúng cách trên bàn thờ ngày Tết
- Thả cá chép lúc mấy giờ, ở đâu để đưa ông Táo về trời?
- Văn khấn Thần Tài đêm giao thừa và mâm cúng chuẩn nhất
- Cách bày ban thờ Thần Tài đẹp, chuẩn, thành kính nhất
- Không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu? Không kinh doanh có nên thờ Thần Tài?