Văn khấn cúng rằm Trung Thu 2021. Cúng rằm vào lúc nào? Cách chuẩn bị mâm cúng.

Rằm tháng Tám là một trong những dịp vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình vì đây không chỉ là ngày Trung Thu cho các em nhỏ mà còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên, ông bà. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo cách bày trí mâm cúng và văn khấn cúng rằm Trung Thu 2021 nhé!

Rằm tháng Tám là một trong những dịp vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình vì đây không chỉ là ngày Trung Thu cho các em nhỏ mà còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên, ông bà. Mời bạn cùng Điện máy XANH tham khảo cách bày trí mâm cúng và văn khấn cúng rằm Trung Thu 2021 nhé!

Đêm trăng Trung Thu

1Ý nghĩa của việc cúng rằm Trung thu - rằm tháng 8

Đối với dân tộc Việt Nam ta, ngày rằm tháng Tám mang ý nghĩa vô cùng lớn lao và cũng là dịp quan trong của năm. Đồng thời việc cúng rằm tháng 8 mang lại rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp vì đây là dịp để:

- Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên và mong cầu những điều hạnh phúc, bình an.

- Gia đình cùng nhau sum họp, chia sẻ về những câu chuyện của mình vui buồn đã qua, từ đó giúp gắn kết tình cảm của gia đình thêm gắn bó và gần gũi hơn.

- Các em nhỏ cùng vui đùa và nhận được những món quà như: lồng đèn, đồ chơi,... từ ông bà, cha mẹ trong dịp Tết Trung thu.

- Giúp gìn giữ nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam và duy trì truyền thống uống nước nhớ nguồn, một lòng thành kính đến tổ tiên.

Đêm trăng rằm tháng tám

2Cúng rằm Trung Thu -  rằm tháng 8 2021 vào lúc nào?

Theo như thường lệ, Tết Trung thu sẽ diễn ra vào ngày giữa tháng Tám (âm lịch) và cũng rơi vào ngày trăng tròn nhất năm. Trong năm 2021, Tết trung thu sẽ rơi vào thứ Ba ngày 21 tháng 9 Dương lịch (tức 15/08 Âm lịch).

Cúng rằm Trung Thu - rằm tháng 8 2021

Thời gian cụ thể:

- Nếu là cúng lễ buổi chiều 15/08 (Âm lịch) thì lễ cúng sẽ xong trước 6 - 7 giờ tối.

- Nếu cúng buối sáng 15/08 (Âm lịch) thì lễ cúng sẽ xong trước 9 - 10h sáng.

Tuy nhiên, Nếu gia đình bận rộn hoặc không thể tổ chức lễ cúng vào ngày 15/08 (Âm lịch) thì có thể cùng từ ngày 14/08 (Âm lịch).

3 Cách chuẩn bị mâm cúng Trung Thu 2021

Mâm cúng là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có cách bày trí mâm cúng khác nhau, tạo nên sự phong phú và đặc trưng cho mỗi vùng miền nói chung và mỗi gia đình nói riêng. Những thứ quan trọng không thể thiếu trong mâm cúng Trung thu không thể thiếu đó là:

  • Hương hoa, đèn nến, xôi gà, gạo muối.
  • Các loại bánh trung thu như bánh dẻo, bánh nướng.
  • Hoa quả trái cây theo mùa và chiếc đèn ông sao.

Cách trang trí mâm ngũ quả sẽ tùy thuộc vào các loại thức ăn, trái cây của vùng miền và sự khéo tay của người bày biện mâm cỗ.

  • Miền Bắc thường trang trí mâm cúng bằng các loại trái cây đặc trưng như: chuối, bưởi, đào, hồng, cam,... 
  • Miền Nam thường trang trí mâm cúng bằng các loại trái cây đặc trưng như:đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung...

chuẩn bị mâm cúng tết Trung thu 2021

4 Mâm cỗ trông trăng 

Trong mâm cúng trông trăng, bạn nên chọn các loại hoa quả có đủ 3 màu vàng, xanh, đỏ để mang ý nghĩa cân bằng âm, dương. Một số loại trái cây và bánh để bày trí mâm cỗ thường được sử dụng là:

  • Chuối chín.
  • Quả bưởi 
  • Quả hồng.
  • Quả na.
  • Quả lựu.
  • Bánh nướng.
  • Bánh dẻo.
  • Các loại trà như trà sen, trà hoa nhài, trà mạn... để thưởng thức cùng với bánh nướng, bánh dẻo.
  • Các loại đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn con thỏ, mặt nạ, đầu sư tử, trống...

Mâm cỗ trông trăng

5Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên có thể được chuẩn bị tương tự như các ngày cúng rằm lớn trong năm như rằm tháng Giêng, rằm tháng Bày. Cụ thể như sau:

  • Bánh kẹo.
  • Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm...
  • Trầu cau.
  • Hoa tươi.
  • Đĩa hoa quả gồm 5 loại quả.
  • Bánh dẻo và bánh nướng.
  • Tiền, vàng.
  • Hương, đèn, nến...
  • 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.
  • Các món ăn mặn hoặc chay.

Mâm cúng gia tiên

6Văn khấn rằm tháng Tám chuẩn bài

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:... Tuổi:...

Ngụ tại:...

Hôm nay là ngày Rằm tháng 8 gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại..., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Dưới đây là bài cúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin

Chúc bạn có được những thông tin hữu ích và để lại những bình luận nếu có thắc mắc nhé!.

Bạn đang xem: Văn khấn cúng rằm Trung Thu 2021. Cúng rằm vào lúc nào? Cách chuẩn bị mâm cúng.

Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống

Chia sẻ bài viết