Tư vấn chọn mua ống kính (lens) máy ảnh để chụp ảnh phong cảnh đẹp nhất

Sở hữu chiếc máy ảnh đắt tiền chưa chắc đã giúp bạn có được những tấm ảnh đẹp. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chọn mua ống kính (lens) để chụp ảnh phong cảnh sao cho đẹp nhất có thể nhé!

Sở hữu chiếc máy ảnh đắt tiền chưa chắc đã giúp bạn có được những tấm ảnh đẹp. Vậy hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu cách chọn mua ống kính (lens) để chụp ảnh phong cảnh sao cho đẹp nhất có thể nhé!

1Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp phong cảnh

Khi chọn phong cảnh để chụp ảnh, bạn cần chú ý đến các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng ảnh như sau:

  • Chọn góc chụp đẹp, lý tưởng về các điều kiện ánh sáng và bối cảnh.
  • Linh hoạt để nắm bắt những khoảnh khắc chụp ảnh đẹp phong cảnh, như cảnh mặt trời lên (xuống) núi, nước thủy triều dâng cao,....
  • Trang bị ống kính phù hợp, phụ kiện chụp (chân đế, thiết bị chống rung, pin,...). 
  • Kiến thức về nhiếp ảnh để xử lý các điều kiện môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh (như trời đột ngột đổ mưa, ánh sáng quá gắt, bề mặt phản xạ nước nhiều,...). 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp phong cảnh

2Các tiêu chí của ống kính khi chụp ảnh phong cảnh

Sau khi biết được các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp phong cảnh, bạn có thể rút cho mình một số tiêu chí chọn ống kính chụp phong cảnh phù hợp như sau:

Tiêu cự

Độ dài tiêu cự là tham số đầu tiên mà bạn cần quyết định. Nhiều người có xu hướng nghĩ khi chụp phong cảnh thì nên chọn một ống kính góc rộng. Tuy nhiên, đều này chưa hẳn là đúng, vì có những phong cảnh khi bạn chụp, bạn cần phải zoom lại khoảng cách tầm trung hoặc thầm chí là gần hơn nữa.

Vậy, bạn hãy tham khảo một số tiêu cự ống kính khả thi như sau:

Thuật ngữ tiêu cực ống kính Tiêu cự Thể loại phù hợp (theo lý thuyết)
Ultra-wide 0 - 24 mm Kiến trúc
Wide 24 - 35 mm Phong cảnh
Normal 40 - 58 mm Phong cảnh đời thường, tư liệu
Telephoto 60 mm + Động vật hoang dã, thể thao

Độ dài tiêu cự

Độ sắc nét của ống kính

Hình ảnh được hiển thị khi nhìn qua ống kính nên được sắc nét ở phần giữa khung hình. Bạn có thể giơ ngón tay trước ống kính để kiểm tra vì một số ống kính thường có xu hướng mờ khi di chuyển ra khỏi vùng trung tâm khung ảnh.

Chú ý đến độ dài tiêu cự ống kính. Nên thử ống kính f/8 - f/11 trước coi xem ổn không, rồi sau đó thử ống kính f/2.8, phải đảm bảo hình ảnh hiển thị ở trung tâm khung hình phải rõ nét dù có di chuyển ống kính ra sao.

Độ sắc nét của ống kính

Bảo vệ khỏi thời tiết

Chụp ảnh phong cảnh, bạn chắc chắn phải đối diện với rất nhiều các yếu tố liên quan đến thời tiết như mưa, gió, bụi, cát,… Vì thế hãy đảm bảo ống kính được trang bị bộ lọc vòng - gắn trước mặt kính.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phụ kiện bảo vệ máy ảnh và ống kính như túi nhựa, khăn trùm phủ lên thiết bị.

Bảo vệ khỏi thời tiết

Kính lọc

Máy ảnh được ví như đôi mắt, và kính lọc cũng là một trong những phụ kiện giống như bạn đeo mắt kính vậy. Kính lọc sẽ khắc phục được những yếu tố liên quan đến môi trường thời tiết, để mang lại cho người chụp có những tấm ảnh phong cảnh đẹp.

Bạn hãy cân nhắc xem, có nên chọn mua kính lọc hay không, vì giá thành của chúng cũng không hề rẻ.

Kính lọc

Ống kính DX hoặc FX

DX và FX là hai loại định dạng kích thước cảm biến trên máy ảnh. Bạn hãy cân nhắc khi sử dụng chúng với vài đặc điểm sau:

  • Cảm biến hình ảnh định dạng FX: cho phép chụp ảnh cấp độ nhạy cao hơn và ít nhiễu hơn, kể cả khi ánh sáng yếu. Đặc biệt, kích thước cảm biến FX cho độ sâu trường ảnh nông hơn, mang lại hiệu ứng ảnh nhòe đẹp mắt.
  • Cảm biến hình ảnh định dạng DX: cho phép bạn mang hình vật thể lại gần hơn.

Ngoài ra, khi sử dụng ống kính DX, bạn sẽ thấy một phần ảnh trong khung ngắm và điểm ảnh cuối cùng, còn những phần còn lại của khung sẽ chỉ là màu đen. Trong khi, với một ống kính FX thì sẽ có thể hoạt động tốt cho cả đặc trưng của DX và FX.

Ống kính DX hoặc FX

Lấy nét sau - trước

Việc lấy nét sau - trước cũng rất quan trọng khi chụp ảnh phong cảnh, nhất là đối với ống kính dài. Lấy nét chính là hoạt động của ống kính chịu sự chi phối người chụp (hoặc máy tự động) sẽ lấy nét đối tượng và tiêu cự phía trước khung ảnh.

Tiêu chí này thường đặt nặng vào kĩ thuật tay nghề của người chụp ảnh!

Lấy nét sau - trước

Khẩu độ rộng nhất

Chụp ảnh phong cảnh có thể dùng tiêu cự f/8. Trong trường hợp chụp ảnh phong cảnh của dải ngân hà, bạn sẽ cần khẩu độ mở ra 2.8, hoặc thậm chí lớn hơn.

Khẩu độ ống kính càng tuyệt vời, đồng nghĩa với túi tiền của bạn phải nặng đấy nhé!

Khẩu độ rộng nhất

Quang sai màu

Bạn cần phải kiểm tra ống kính có mức độ quang sai (độ sai màu khi ánh sáng đi qua thấu kính) như thế nào, có ổn khi chụp ảnh phong cảnh hay không?

Vì quang sai quá mức sẽ làm giảm độ sắc nét và mức độ chi tiết trên khu vực ảnh.

Quang sai màu

3Gợi ý một số ống kính chụp ảnh phong cảnh đẹp

Ống kính góc rộng, góc siêu rộng

Ống kính góc rộng phóng đại cận cảnh. Một số nhiếp ảnh gia còn chọn độ dài tiêu cự lên đến ít nhất 200 mm.

Nó có thể giúp bạn chụp toàn vẹn những ngọn núi nếu như bạn biết cách linh hoạt chọn ống kính phù hợp. Việc chọn ống kính góc rộng, hoặc ống kính siêu rộng, sẽ giúp người chụp lấy phong cảnh một cách hoàn hảo: các vật thể gần máy trở nên lớn hơn và vật thể ở xa trở nên nhỏ hơn, thể hiện chi tiết và kéo dài phối cảnh, làm cho vùng đất trông rộng, xa hơn.

>> Gợi ý: Ống kính Tamron 15 - 30/2.8, Nikon 14 - 24/2.8, Nikon 16 - 35/2.8, Nikon 12 - 24/4, Nikon 10 -24/3.5 - 4.5,….

Ống kính góc rộng, góc siêu rộng

Ống kính tele

Sử dụng ống kính tele giúp bạn bắt được các vật thể ở xa trở nên gần hơn. Đây là một tính năng tuyệt vời mà ít ai nghĩ đến. Khoảng cách giữa các vật thể mà bạn nhìn thấy sẽ giảm lại tạo thành một bức ảnh (phối cảnh) trở nên chặt chẽ hơn.

Với một số cảnh quan, bạn có thể dùng ống kính tele để chụp từ xa. Phạm vi tiêu cự phổ biến là 70 - 200 mm, hoặc 70 - 300 mm, hoặc lên đến 400 mm cho các ống kính tele được sử dụng nhiều. Thậm chí, bạn có thể chỉ cần trang bị một ống kính tele dài hơn nữa, nếu như bạn có kế hoạch chụp ảnh động vật hoang dã.

Tuy nhiên, khi dùng ống kính tele để chụp ảnh phong cảnh, bạn không cần phải chú ý nhiều đến khẩu độ, vì dù sao bạn cũng sẽ chụp ở f/8 - f/16. Chất lượng hình ảnh sẽ tương đương nhau, nên bạn có thể dùng ống kính tele rẻ hơn và nhẹ hơn với khẩu độ tối đa là 4 để chụp ảnh phong cảnh cũng rất ổn.

>> Gợi ý: Nikon 70 - 300 f/4.5 - 5.6 VR II, hoạt động trên cả máy ảnh DX và FX.

Ống kính tele

Ống kính tầm trung

Ống kính tầm trung thường có tiêu cự 24 - 70 mm, 24 - 105 mm, 16 - 80 mm, hoặc bất kỳ giá trị nào khác trong phạm vi giữa ống kính góc rộng và ống kính tele.

Đây là loại ống kính không thể thiếu của bất kì một nhiếp ảnh gia nào, vì nó được dùng chụp phổ biến các phong cảnh đời thường.

>> Gợi ý: ống kính Nikon 50/1.8D hoạt động tốt cho cả trên máy ảnh DX và FX.

Ống kính tầm trung

Ống kính all in one

Loại ống kính all in one mang lại khả năng siêu zoom trong một phạm vi rộng, như 18 - 200 mm hoặc thậm chí 18 - 300 mm. Đây có thể là một lựa chọn tốt cho người mới chụp ảnh phong cảnh. Vì khi sử dụng sẽ giúp cho người chụp dễ dàng tìm ra những tiêu chí xung quanh ống kính sau này mà mình thích.

Ống kính all in one

4Mẹo có được những bức ảnh phong cảnh đẹp nhất

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân cách chọn ống kính chụp ảnh phong cảnh sao cho đẹp, thì hãy thử một số mẹo sau:

  • Thuê một số ống kính và mang theo chúng để chụp thử phong cảnh.
  • Nên sử dụng ống kính all in one trước tiên, dành vài tháng để làm quen với nó trước khi bạn quyết định mua thêm các loại ống kính khác, phù hợp với kĩ năng chụp ảnh phong cảnh của bạn.
  • Nhìn vào ảnh bạn đã chụp, hãy kiểm tra độ dài tiêu cự nào bạn sử dụng nhiều nhất. Tiêu cự phổ biến là 30 - 50 mm, hoặc trên 70 mm.
  • Tham khảo ảnh phong cảnh chụp của người khác, hỏi họ về tiêu cự mà họ đã sử dụng, bắt chước làm theo để tăng kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh cho mình. 

Mẹo có được những bức ảnh phong cảnh đẹp nhất

Hy vọng những thông tin được chia sẻ phía trên, bạn sẽ chọn được ống kính để chụp ảnh phong cảnh sao cho đẹp nhất có thể nhé!

Bạn đang xem: Tư vấn chọn mua ống kính (lens) máy ảnh để chụp ảnh phong cảnh đẹp nhất

Chuyên mục: Máy ảnh

Chia sẻ bài viết