Truyền thông Mỹ chỉ ra lợi thế chiến lược kinh doanh của VinFast
Truyền thông Mỹ nhận định, VinFast đã có bước đi đúng đắn khi theo đuổi chiến lược kinh doanh kết hợp cả mô hình bán hàng trực tiếp lẫn tận dụng mạng lưới đại lý ô tô truyền thống.
Video: Khách hàng Mỹ phấn khích khi được cầm lái Vinfast
VF8.
Mô hình kinh doanh hybrid – cách tiếp cận độc đáo của
VinFast
Sự trỗi dậy của xe điện đang diễn ra cùng với làn sóng chuyển
đổi số. Tuy nhiên, theo tạp chí ôtô Mỹ Pursuitist, xu hướng này sẽ
không khiến mô hình đại lý truyền thống chìm vào quên lãng. “Thay
vào đó, các hãng ôtô và đại lý có thể hợp tác để đôi bên cùng có
lợi. Hãng xe điện VinFast đến từ Việt Nam, là minh
chứng rõ nét cho hiệu quả của cách tiếp cận này”, là nhận định của
nhà báo Brian Armstead, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Báo chí Ô tô
Washington, thành viên Ban giám khảo giải thưởng ôtô thường niên
Bắc Mỹ NACTOY, trên Pursuitist.
Tờ Pursuitist nhận định, chiến lược kinh doanh của VinFast
hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh hiện tại
|
Nhà báo này nhấn mạnh rằng, sự tăng trưởng trong doanh số bán
hàng tại Mỹ thông qua mạng lưới đại lý của VinFast cho
thấy, mô hình kinh doanh hybrid (bán hàng trực tiếp và qua mạng
lưới đại lý) của công ty đã mang lại những kết quả tích cực.
“Trong Quý 4/2023, VinFast đã chuyển từ mô hình phân phối trực
tiếp đến người tiêu dùng sang mô hình hybrid tối ưu hơn về chi phí,
với trọng tâm là tận dụng cơ sở hạ tầng phân phối hiện có, thông
qua việc xây dựng các mạng lưới đại lý tại Mỹ và trên toàn cầu”,
Pursuitist dẫn lời bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị
VinFast.
Việc bán hàng thông qua mạng lưới đại lý đã mang lại kết quả
khả quan. Bất chấp những thách thức về kinh tế như lãi suất điều
hành tăng cao trên toàn cầu, Pursuitist đánh giá VinFast vẫn bàn
giao được lượng xe ổn định trong Quý 1/2024.
Tạp chí này cũng chỉ ra, việc mở rộng mạng lưới bán hàng thông
qua showroom và đại lý đóng vai trò quan trọng để hoàn thành mục
tiêu doanh số 100.000 xe vào năm 2024 của VinFast. Mới đây nhất,
hãng này đã ký kết hợp tác với 12 đại lý mới tại Mỹ, nâng số lượng
đại lý lên 18 tại 7 bang, bên cạnh hệ thống 15 showroom và xưởng
dịch vụ đang hoạt động tại bang California.
Theo ông Branson Smith - Trưởng nhóm Chuyển đổi Ô tô Bán lẻ
châu Mỹ tại EY, thông qua mô hình bán hàng trực tiếp
(Direct-to-Consumer hay D2C), các hãng sản xuất ôtô có thể tiếp cận
khách hàng trực tiếp, nhưng việc đảm bảo chất lượng dịch vụ khi
doanh số tăng lên sẽ là một thách thức không nhỏ. Trong khi đó, hệ
thống đại lý có thể giúp các hãng tiếp cận đại chúng, phân bổ rủi
ro tài chính, kết nối với người tiêu dùng ở cấp độ cá nhân hơn, và
xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Một cuộc khảo sát của PwC cũng chỉ ra, 80% người mua ô tô vẫn
muốn đến các đại lý để tìm hiểu về thương hiệu, lái thử và mua xe
trực tiếp. “Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các đại lý trong
kỷ nguyên xe điện”, nhà báo Brian Armstead viết.
“VinFast đang khẳng định vị thế của một thương hiệu
lớn”
Trên thực tế, các đại lý ôtô lâu đời cũng đang tìm kiếm cơ hội
ở ngành công nghiệp xe điện. Theo dữ liệu của S&P Global
Mobility, tính đến năm 2030, xe điện có thể chiếm hơn 25% doanh số
bán xe mới, đồng thời, quy mô thị trường được dự báo tăng từ 70,1
tỷ USD trong năm 2023 lên 161,6 tỷ USD năm 2028.
Theo Pursuitist, Holman - một trong những đại lý ôtô lớn nhất
tại Mỹ - đã nhận thấy tiềm năng của VinFast. Sau khi
hoàn tất việc mua lại Leith Automotive Group tại Raleigh, Holman
không chỉ duy trì hoạt động của cửa hàng đại lý VinFast hiện tại mà
còn tiếp tục mở rộng những cửa hàng VinFast mới ở các khu vực
khác.
Giải thích về lựa chọn của mình, ông Gene Welsh - Chủ tịch Bộ
phận Bán lẻ Ô tô tại Holman - nhấn mạnh: “Khoản đầu tư và nguồn lực
mạnh mẽ hậu thuẫn cho VinFast là điều đã thuyết phục tôi. Hãng xe
Việt thực sự tập trung vào việc mang đến những sản phẩm chất lượng
để thúc đẩy thị trường xe điện”.
Mới đây, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và
nhà sáng lập VinFast, đã tiết lộ, cá nhân ông dự định tài trợ thêm
1 tỷ USD cho VinFast trong thời gian tới và dồn toàn lực để xây
dựng thương hiệu này.
“VinFast, với sự hỗ trợ của tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt
Nam, đã nhanh chóng khẳng định vị thế của một thương hiệu lớn. Hãng
xe cung cấp dải sản phẩm đa dạng phục vụ các nhu cầu tài chính khác
nhau, với một trong những chính sách bảo hành dài nhất thị trường”,
Pursuitist bình luận.
Hơn nữa, theo tạp chí này, VinFast còn không ngừng thu thập
phản hồi từ các đại lý và khách hàng nhằm cải tiến và phát triển
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
“Việc Leith đưa sản phẩm của VinFast vào kinh doanh bên cạnh
những thương hiệu ôtô lâu đời như Ford, Toyota và Mercedes-Benz
khẳng định, các đại lý ngày càng có xu hướng cởi mở hơn với việc
hợp tác cùng các hãng xe thuần điện”, Pursuitist kết luận.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Truyền thông Mỹ chỉ ra lợi thế chiến lược kinh doanh của VinFast
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết