Top 15 phim lịch sử việt nam thời phong kiến hay nhất, không nên bỏ lỡ

Nền điện ảnh Việt Nam vô cùng đặc sắc và phong phú, ngoài những bộ phim về hiện đại thì chủ đề phong kiến cũng là một thể loại phim được các đạo diễn khai thác triệt để. Bài viết sau, hãy cùng chúng tôi điểm qua top 15 bộ phim thời phong kiến hay và được đón nhận nhất trong lòng khán giả nhé!

Nền điện ảnh Việt Nam vô cùng đặc sắc và phong phú, ngoài những bộ phim về hiện đại thì chủ đề phong kiến cũng là một thể loại phim được các đạo diễn khai thác triệt để. Bài viết sau, hãy cùng Điện máy XANH điểm qua top 15 bộ phim thời phong kiến hay và được đón nhận nhất trong lòng khán giả nhé!

1She-Kings: Nữ tướng của Hai Bà Trưng (2020)

She-Kings: Nữ tướng của Hai Bà Trưng (2020)

Poster phim She-Kings: Nữ tướng của Hai Bà Trưng (2020)

She-Kings là dự án phim huyền sử giúp khán giả nâng cao sự hiểu biết về thời đại Lạc Việt mang đầy tính bản sắc văn hóa khác biệt cũng như những câu chuyện huyền bí về hai vị vua nữ đầu tiên của Việt Nam và thế giới.

Qua đó, She-Kings mong muốn được truyền tải những thông điệp đơn giản nhưng sâu sắc thông qua nghệ thuật làm phim và kể chuyện, với hy vọng duy trì vẻ đẹp lâu đời của đất nước vào trái tim của khán giả hiện đại.

2Phượng Khấu (2020)

Phượng Khấu ra mắt vào năm 2020 với đề tài cung đấu đã nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả. Bộ phim xoay quanh cuộc đời của Phạm Hiệu Nguyệt (dựa trên nguyên mẫu Nghi Thiên Chương Hoàng hậu). Khi trở thành Phủ thiếp của Hoàng tử trưởng Miên Tông, Hiệu Nguyệt có được vô vàn sự yêu thương, sủng ái, đồng thời cũng nhận lấy những ganh ghét, đố kỵ.

Sau cái chết của con gái Uyên Ý, Hiệu Nguyệt dần nhận ra sự bạc bẽo, ích kỷ của những con người trong hoàng tộc. Sau khi trở thành một phi tần của Hoàng đế, Hiệu Nguyệt vẫn tìm cách tránh xa những âm mưu đen tối, giữ cho mình bản tính thiện lương, chú tâm dạy dỗ hai con Tĩnh Hảo, Hồng Nhậm.

Tuy nhiên, những âm mưu đen tối kia vẫn bám lấy Hiệu Nguyệt, khiến bà phải đứng lên và học cách tự bảo vệ mình. Đến cuối cùng, bà cũng vượt qua mọi sự ganh ghét trong chốn cung đình, đưa con trai Hồng Nhậm lên ngôi Hoàng đế, trở thành người phụ nữ quyền uy nhất triều Nguyễn trong hơn 60 năm.

3Minh Tâm kỳ án (2016)

Top 15 phim lịch sử Việt Nam thời phong kiến

Diễn viên Đức Tiến (bìa phải) trong vụ án Chân mệnh thiên tử 

Minh Tâm kỳ án là bộ phim cổ trang phá án đầu tiên được lên sóng tại Việt Nam lấy bối cảnh từ thời Lê, phim nói đến nhân vật Lê Thánh Tông (hiệu Quang Thuận) – một vị “vua thánh” trong lịch sử nước nhà. Bộ phim gồm 24 tập phim được kết cấu thành 4 vụ án lớn: Con bù nhìn dễ thương, Tượng Phật biết nói, Án mạng đêm Nguyên tiêu và Bí mật trên cánh diều.

Bộ phim xoay quanh ba nhân vật là vua Quan Thuận tài trí độ lượng, đại thần Lưu Vân và tráng sĩ Nguyễn Trí giỏi võ thường xuyên vi hành đến các địa phương, từ đó phát hiện nhiều vấn nạn tham ô, ức hiếp dân lành của các quan tham dẫn đến nhiều gia đình rơi vào bi kịch. Bộ ba này được xem là chiếc kiềng ba chân vững chắc tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn cho phim.

4Mỹ nhân (2015)

Mỹ nhân dựa trên một sự kiện có thật và diễn ra trong giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam với sự phân tranh quyền lực giữa 2 chúa Trịnh - Nguyễn. Những diễn biến chính của phim chủ yếu diễn ra ở Đàng Trong do chúa Nguyễn cai quản. Chúa Nguyễn Phúc Lan (do Trí Hải thủ vai) say mê chị dâu là Tống thị (Kim Hiền thủ vai) mà lơ là việc nước. Trong khi đó, con trai của ngài là Nguyễn Phúc Tần (do Quách Ngọc Ngoan đảm nhận) là người tài đức, văn võ song toàn.

Ngoài ra, bộ phim nói về cuộc chiến với số phận của 2 người phụ nữ có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành: một Thị Thừa mỏng manh yếu đuối và một Tống Thị sắc sảo nhiều mưu mô.

Trải bao cơn nguy biến, vị thế tử trẻ cuối cùng cũng đánh thắng kẻ thù và giành được ngôi báu. Sau khi Phúc Tần lên ngôi, quần thần nhất mực yêu cầu chúa thượng xa rời người phụ nữ mà ngài hằng yêu thương. Đó cũng là lúc chúa Nguyễn ngẫm nghĩ lại tấm gương của các bậc tiền nhân đã bao lần đánh mất cơ đồ vì nữ sắc.

5Thái Sư Trần Thủ Độ (2013)

Thái sư Trần Thủ Độ là một bộ phim truyền hình lịch sử Việt Nam dài 34 tập với nội dung nói về Trần Thủ Độ - người có công trong việc thành lập triều đình nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Phim được hãng Phim truyện I sản xuất nhằm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Nội dung chính là câu chuyện xảy ra từ biến động náo loạn Thăng Long năm 1210 đến thời kỳ gia đình Trần Lý (gồm hai con Trần Thừa, Trần Tự Khánh và cháu ruột là Trần Thủ Ðộ) cùng Tô Trung Từ phò thái tử Sảm chiếm lại Thăng Long, giúp thái tử Sảm lên ngôi vua, trở thành vua Lý Huệ Tông.

6Bình Tây đại nguyên soái (2013)

Bình Tây Đại Nguyên Soái là bộ phim tái hiện lại chân dung của anh hùng dân tộc Trương Định - người dám từ bỏ áo quan nhà Nguyễn để khởi binh chống Pháp những năm 1860. Chỉ với giáo, mác, cung tên, đội quân của Trương Định đã làm quân Pháp khiếp sợ. Tuy cuộc khởi nghĩa chỉ diễn ra trong thời gian 5 năm và không thành công vì chủ tướng Trương Định tuẫn tiết nhưng đã viết nên thiên anh hùng ca về tinh thần bất khuất của dân tộc ta.

Đặc biệt, khởi nghĩa do ông khởi xướng là ngọn cờ đầu trong toàn bộ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Nam bộ nói riêng.

7Thiên mệnh anh hùng (2012)

Thiên mệnh anh hùng được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết võ hiệp Bức Huyết Thư của nhà văn Bùi Anh Tấn cùng với sự nhào nặn của đạo diễn Victor Vũ. Thiên Mệnh Anh Hùng dựa trên bối cảnh thời Hậu Lê, xoay quanh vụ thảm án Lệ Chi Viên khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Các nhân vật trong phim là sự đan xen giữa các nhân vật hư cấu và các nhân vật có thật trong lịch sử.

Cậu bé Nguyên Vũ là hậu duệ cuối cùng của nhà nho thông thái Nguyễn Trãi - may mắn thoát nạn và được nuôi dưỡng tại một ngôi chùa ẩn giữa núi rừng. 12 năm sau đó, bí mật về thân thế của Nguyên Vũ mới được tiết lộ. Khi ấy, chàng trai trưởng thành quyết tâm ra đi để minh oan cho dòng họ.

Trên đường tìm kiếm công lý, Nguyên Vũ gặp gỡ Hoa Xuân – một cô gái cá tính, cũng mang mối thâm thù với Thái hậu như anh. Hai người đã đồng hành với nhau để truy tìm Bức huyết thư – thứ có thể vạch trần tội ác thuở nào…

8Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long (2011)

Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long là một bộ phim truyền hình lịch sử Việt Nam với nội dung phim xoay quanh con người và sự nghiệp của vua Lý Công Uẩn - người khai sinh ra kinh thành Thăng Long và gắn kết đời mình với 3 thời kỳ lịch sử: Thời Đinh - Tiền Lê và thời Lý.

Giữa cảnh loạn lạc tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau, Đinh Bộ Lĩnh, vốn xuất thân từ một chú bé chăn trâu, đã liên tiếp bình định 12 sứ quân, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư. Thế nhưng, cuộc nội loạn tranh giành ngôi báu dẫn đến cơ nghiệp của nhà Đinh không được dài lâu. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn từ đây mang trọng trách gánh vác giang sơn, đưa đất nước thoát khỏi cơn nguy khốn. Triều Tiền Lê theo đó được sáng lập.

Sau khi đăng cơ, Lê Hoàn trong bình nội loạn, ngoài chống ngoại xâm, chỉnh đốn triều chính, khuyến khích canh nông, xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng đến khi thái tử Lê Long Việt kế thừa ngôi báu, thảm cảnh triều Đinh lại lặp lại. Hoàng tử thứ năm Lê Long Đĩnh sau khi cướp được đế vị lại thi hành nhiều chính sách tàn bạo đẩy nhân dân vào cảnh lầm than.

Lý Công Uẩn thấm nhuần trí tuệ của Đức Phật, văn võ song toàn, trong thời khắc đất nước nguy nan đã lên ngôi hoàng đế, lập nên triều Lý. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thành Thăng Long, mở ra một trang sử mới cho dân tộc.

 9 Long Thành cầm giả ca (2010) 

Long Thành cầm giả ca là một trong những bộ phim nhựa được xây dựng nhân ngày sự kiện kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bộ phim dựa trên ý tưởng của bài thơ Long thành cầm giả ca của đại thi hào Nguyễn Du. 

Bộ phim kể về cuộc đời của cô gái nhỏ tên Cầm (do Nhật Kim Anh thủ vai) có vẻ đẹp chim sa cá lặn làm say đắm lòng người cũng như khả năng đàn điêu luyện. Chiến tranh diễn ra đã làm cho cuộc đời của cô gái nhỏ thay đổi. Trong quá trình lánh nạn, Cầm gặp được Tố Như (do Quách Ngọc Ngoan đảm nhận), cả hai đem lòng yêu mến nhau. Từ đó, hàng loạt câu chuyện bi kịch về tình yêu diễn ra... 

9Khát vọng Thăng Long (2010)

Khát vọng Thăng Long lấy bối cảnh nước Đại Cồ Việt cuối thế kỷ 10. Bộ phim kể về cuộc đời của Lý Công Uẩn và Lê Long Đĩnh từ lúc nhỏ cho đến khi Lý Công Uẩn lên làm vua và ban Chiếu dời đô.

Trong phim, Lý Công Uẩn từng vào Hoa Lư phò Lê Hoàn, rồi trở thành chỉ huy cấm vệ quân và bạn thân của Lê Long Đĩnh. Ngoài ra, bộ phim còn kể về một mối tình tay ba giữa Lý Công Uẩn, Lê Long Đĩnh và ca nữ Dạ Hương.

Bộ phim đã đoạt được 3 giải thưởng quan trọng tại Cánh diều vàng 2010 dành cho "Phim hay nhất", "Đạo diễn xuất sắc nhất" (Lưu Trọng Ninh) và "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" (Vũ Đình Toàn).

10Tây Sơn hào kiệt (2010)

Tây Sơn hào kiệt được dàn dựng dựa theo kịch bản "Ngàn năm thương nhớ" của Cao Đức Trường, Phạm Thùy Nhân và NSND Huy Thành. Bộ phim được mở đầu bằng công cuộc Bắc chinh phò Lê diệt Trịnh, khởi đầu cho một cuộc tình đẹp giữa người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ với nàng công chúa cành vàng lá ngọc của nhà Lê.

Điểm nhấn của bộ phim là cuộc tiến quân đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long. Đan lồng trong những cảnh chiến trận khốc liệt, oai hùng là những hình ảnh lãng mạn của mối tình giữa vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân.

11Kiếp phù du (1990)

 Kiếp phù du (1990)

Kiếp phù du là phần tiếp theo của bộ phim dã sử Đêm hội Long Trì, song Kiếp phù du vẫn là một câu chuyện riêng biệt với trung tâm là cuộc đối đầy dữ dội chốn thâm cung giữa Tuyên phi Đặng Thị Huệ và Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan sau ngày Chúa Trịnh Sâm qua đời.

Bộ phim không còn là một cuộc tranh đua hờn ghen quanh sự sủng ái của đấng quân vương mà trở thành cuộc tranh giành quyền lực giữa hai phe cánh trong phủ Chúa. Tuyên phi những tưởng đã giành được ngai chúa cho con trai mình là Trịnh Cán, nhưng lại không lường được sự trỗi dậy của phe Thái phi.

12Học trò thuỷ thần (1990)

Học trò thuỷ thần (1990)

Dựa trên một truyền thuyết có liên quan tới người thầy nổi tiếng Chu Văn An, Học Trò Thủy Thần xoay quanh câu chuyện đầy cảm động về tình nghĩa thầy trò và cao hơn cả là tình người.

Thầy giáo Chu Văn An từ quan về làng dạy học. Trong số những đứa trẻ hàng ngày tới học, có một cậu bé lạ lùng, xuất thân đầy bí ẩn, cậu luôn mang lại niềm vui cho bạn bè và thầy giáo. Cho đến một ngày đại họa xảy đến, hạn hán kéo dài, nạn đói rình rập, cậu học trò lúc này thân phận đã rõ là con trai của thủy thần. Đứng trước lựa chọn sinh tử, cậu bé đã quyết định làm phép cho mưa rơi xuống. Tuy nhiên, cậu bé buộc phải chịu tội trước thiên đình...

13Đêm hội Long Trì (1989)

Đêm hội Long Trì (1989)

Đêm hội Long Trì là một thành công của điện ảnh Việt Nam với dòng phim dã sử kể về những mưu mô trong chốn cung đình, từ đó khắc họa nên một giai đoạn rối ren, hỗn loạn thời vua Lê - chúa Trịnh.

Bộ phim là câu chuyện nói về tuyên phi Đặng Thị Huệ (Lê Vân đóng) được chúa Trịnh Sâm (Thế Anh) sủng ái đã tìm mọi cách thâu tóm quyền lực và dung túng cho em mình là Đặng Lân (Hoàng Thắng) làm càn. Trong Đêm hội Long Trì, ái nữ của Trịnh Sâm là quận chúa Quỳnh Hoa (Thu Hà) chưa kịp bén duyên với chàng văn nhân tài hoa Bảo Kim (Vũ Đình Thân) thì đã lọt vào con mắt độc ác của Đặng Lân

14Trần Quốc Toản ra quân (1971)

Trần Quốc Toản Ra Quân là bộ phim Việt Nam có đề tài lịch sử kể về hai nhân vật là Trần Quốc Toản và Thế Tử do diễn viên trẻ Kim Liên và Thuý Ngân thể hiện. Thế Tử là nhân vật “phản diện” đối lập với tính cách, phẩm chất anh hùng nguyện xả thân vì Tổ quốc của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

Vốn được dựng lại từ một vở chèo nên trong Trần Quốc Toản Ra Quân để có thể thể hiện tốt vai diễn, đòi hỏi các diễn viên “nữ đóng nam” phải có giọng hát khoẻ, sáng, đại từ đẹp, lối diễn sáng tạo, linh hoạt nhằm lột tả “cái hồn” tính cách nhân vật và chủ đề tư tưởng của vở diễn. Để đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Ngoài sự chỉ bảo ân cần của đạo diễn, nghệ sĩ Kim Liên và Thuý Ngân đã quyết tâm luyện tập, dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận để tìm ra cách diễn phù hợp, giản dị.

[info] Xem thêm:

Chúc bạn xem phim vui vẻ!.

Bạn đang xem: Top 15 phim lịch sử việt nam thời phong kiến hay nhất, không nên bỏ lỡ

Chuyên mục: Giải trí

Chia sẻ bài viết