Tổng quan các chuẩn kết nối âm thanh, hình ảnh không dây
Việc truyền tải âm thanh và hình ảnh giữa các thiết bị có thể thực hiện thông qua nhiều loại kết nối khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra đến bạn các tổng quan chuẩn kết nối này. Cùng tìm hiểu nhé!
Việc truyền tải âm thanh và hình ảnh giữa các thiết bị có thể thực hiện thông qua nhiều loại kết nối khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra đến bạn các tổng quan chuẩn kết nối này. Cùng tìm hiểu nhé!
Xem nhanh
1Các chuẩn kết nối Bluetooth
- Bluetooth 1.0 và 1.0B: Tốc độ truyền đạt 1Mbps, tuy vậy công nghệ này lại vẫn tồn tại nhiều vấn đề về khả năng tương thích.
- Bluetooth 1.1: Kết nối được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn IEEE 802.15 (chuẩn kết nối Bluetooth) và là phiên bản sửa lỗi của phiên bản 1.0 nhưng không thay đổi tốc độ.
- Bluetooth 1.2: Phiên bản được cải thiện hơn về việc làm giảm thời gian dò tìm và tăng tốc độ kết nối hơn so với 1.1 lên tới 721kbs/s
- Bluetooth 2.0 + EDR: là phiên bản được công bố năm 2004. Đây là phiên bản lần đầu tiên giới thiệu công nghệ EDR (Enhanced Data Rate) giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu. Tốc độ chuẩn của Bluetooth 2.0 + EDR lên tới 2.1 Mbps và giảm một nửa lượng tiêu thụ năng lượng so với phiên bản trước.
- Bluetooth 2.1 + EDR: Phiên bản nâng cấp của 2.0 với sự cải thiện về hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn so với những phiên bản trước. Một nhược điểm của phiên bản này là nó không cho phép truyền những file có dung lượng lớn (khoảng 1GB trở lên), thế nên nếu muốn chuyển những file có dung lương từ 1 đến 2GB trở lên giữa các thiết bị thì chỉ có thể dùng cáp sạc USB để truyền.
- Bluetooth 3.0 + HS: Phiên bản này được tổ chức Bluetooth SIG (Bluetooth Special Interest Group) công bố vào ngày 21/4/2009 với sự tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 24Mbps. Ngoài ra, phiên bản này giúp các thiết bị tương tác tốt hơn, tăng khả năng kết nối và tiết kiệm năng lượng hơn nhờ chức năng điều khiển năng lượng nâng cao. bluetooth là gì
- Bluetooth 4.0 + LE: SIG công bố phiên bản 4.0 vào ngày 30/6/2010 là sự kết hợp giữa Classic Bluetooth (công nghệ Bluetooth truyền thống), Bluetooth High Speed (Bluetooth tốc độ) cao và Bluetooth Low Energy (Bluetooth năng lượng thấp).
Phiên bản này giúp những thiết bị kết nối với nhau nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với các phiên bản trước.
- Bluetooth 4.1: Phiên bản có cải tiến lớn đáng chú ý như cải thiện tình trạng chồng chéo tín hiệu: Phiên bản 4.1 đã cải thiện tình trạng tín hiệu của Bluetooth 4.0 và mạng 4G sẽ bị chồng lấn lên nhau bằng cách nó phối hợp tự động với sóng 4G luôn mà không có sự riêng biệt nào giữa 2 luồng tín hiệu.
Khả năng kết nối thông minh: Bluetooth 4.1 sẽ cho phép các nhà sản xuất có thể xác định khoảng thời gian kết nối trở lại sau thời gian chờ trên các thiết bị của họ.
Cải thiện khả năng truyền dữ liệu: các thiết bị điện tử khi sử dụng Bluetooth 4.1 khi giao tiếp thì chúng sẽ giao tiếp độc lập mà không phải phụ thuộc vào trung tâm điều khiển.
- Bluetooth 4.2: được công vào ngày 2/12/2014 với những đặc tính được cải tiến gồm tăng tốc độ lên 2.5 lần; tăng mức độ bảo mật và tiết kiệm năng lượng hơn với gói dữ liệu mở rộng; bảo mật đường truyền liên kết với bộ lọc mở rộng hay hỗ trợ kết nối internet với giao thức IPv6 (Internet Protocol version 6).
- Bluetooth 5.0: đây là phiên bản mới nhất được SIG trình làng vào ngày 16/6/2016. Những cải tiến đáng kể như Bluetooth 5.0 có độ phủ sóng rộng gấp 4 lần, tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi và tiết kiệm hơn gấp 2.5 lần so với 4.0
Smartphone Samsung Galaxy S8 là biết bị đầu tiên được ứng dụng công nghệ Bluetooth 5.0. Các dòng điện thoại cao cấp tiếp đó cũng đua chuẩn kết nối này vào vận hành sản phẩm như iPhone 8, 8 Plus, và iPhone X.
2Các chuẩn kết nối Wifi
Chuẩn WiFi đầu tiên 802.11
Chuẩn kết nối đầu tiên cho WLAB, chỉ hỗ trợ cho băng tần mạng cực đại lên đến 2Mbps. Bởi tốc độ kết nối này quá chậm nên các sản phẩm không dây thiết kế theo chuẩn 802.11 ban đầu dần không được sản xuất nữa.
Chuẩn WiFi 802.11b (tên mới WiFi 1)
Chuẩn kết nối này này đã được cải tiến về tốc độ với hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, tương đương với Ethernet truyền thống.
Tiêu chuaane kết nối wifi này có ưu điểm giá thành thấp, tuy vậy, các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên nhiễu từ các thiết bị điện thoại không dây (kéo dài), lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần 2.4 GHz.
Chuẩn WiFi 802.11a (tên mới WiFi 2)
802.11a hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và tín hiệu trong một phổ tần số quy định quanh mức 5GHz. Tần số của 802.11a cao hơn so với 802.11b chính vì vậy đã làm cho phạm vi của hệ thống này hẹp hơn so với các mạng 802.11b. Với tần số này, các tín hiệu 802.11a cũng khó xuyên qua các vách tường và các vật cản khác hơn.
Ưu điểm của 802.11a – tốc độ cực nhanh; tần số được kiểm soát nên tránh được sự xuyên nhiễu từ các thiết bị khác.
Chuẩn WiFi 802.11g (tên mới WiFi 3)
Tiêu chuẩn kết nối wifi 802.11g được xem là sự kết hợp thành công kết hợp những ưu điểm của chuẩn 802.11a và 802.11b.
Kết nối này hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng.
Ưu điểm của kết nồi này là cho tốc độ cực nhanh; phạm vi tín hiệu tốt và ít bị cản trở. Tuy nhiên, giá thành đắt hơn 802.11b và các thiết bị có thể bị xuyên nhiễu từ những đồ gia dụng sử dụng cùng tần số tín hiệu vô tuyến không được kiểm soát.
Chuẩn WiFi 802.11n (tên mới WiFi 4)
802.11n cung cấp băng thông tối đa lên đến 600 Mbps. Đây được xem là tốc độ tối đa nhanh nhất và phạm vi tín hiệu tốt nhất, khả năng chống nhiễu tốt hơn từ các nguồn bên ngoài.
Vậy nhưng, kết nối này vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhất định khi giá thành đắt hơn 802.11g. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều tín hiệu có thể gây nhiễu với các mạng dựa trên chuẩn 802.11b và 802.11g ở gần.
Chuẩn WiFi 802.11ac (tên mới WiFi 5)
802.11ac là chuẩn WiFi mới nhất, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, tiêu chuẩn này sử dụng công nghệ không dây băng tần kép, hỗ trợ các kết nối đồng thời trên cả băng tần 2.4 GHz và 5 GHz. 802.11ac cung cấp khả năng tương thích ngược với các chuẩn 802.11b, 802.11g, 802.11n và băng thông đạt tới 1.300 Mbps trên băng tần 5 GHz, 450 Mbps trên 2.4GHz.
Chuẩn WiFi 802.11ax (WiFi 6)
Chuẩn mạng wifi thế hệ thứ 6 sẽ mang đến đường truyền rộng hơn (độ rộng kênh lên đến 160MHz so với chuẩn cũ chỉ là 80MHz) và caair thiện tốc độ đáng kể sao với tiêu chuẩn kết nối cũ.
Nếu chuẩn wifi 802.11ac đạt 6.9 Gbps thì chuẩn 802.11ax đạt tóc độ 9.6Gbps.
Chuẩn WiFi 802.11b (Wifi 7)
Wi-Fi 7 có thể đạt tốc độ lên tới 30Gbps trên lý thuyết của nhà sản xuất, đây cung là chuẩn kết nối WiFi mới nhất ở thời điểm hiện tại.
Nhưng theo tiết lộ, ngoài băng tần 2.4 GHz và 5 GHz thông dụng, WiFi 7 sẽ hỗ trợ thêm dải tần 6 GHz, tất cả đều có thể hoạt động đồng thời.
3Chuẩn kết nối không dây Miracast
Miracast là một chuẩn kết nối không dây của hệ điều hành Android, cho phép bạn chiếu màn hình một thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng) lên màn hình một thiết bị khác (như tivi, máy chiếu) mà không cần một sợi cáp nào.
Các phiên bản Android từ 4.2 trở lên đều được tích hợp Miracast để có thể dễ dàng phát nội dung lên HDTV. Miracast có ưu điểm kết nối nhanh, dễ thao tác, truyền tải được chất lượng hình ảnh, âm thanh cao.
4Chuẩn kết nối âm thanh không dây AirPlay
Đây là công nghệ kết nối độc quyền của Apple, nhắm truyền tải âm thanh, hình ảnh, hay trình chiếu các nội dung từ iPhone, iPad đến Apple TV hay các thiết bị có hỗ trợ khác của hãng (iMac, Macbook..).
Để kết nối 2 thiết bị với nhau, bạn chỉ cần kết nối 2 thiết bị này với cùng 1 mạng Wifi. Sau đó bật tính năng AirPlay ở thiết bị phát, và dò tìm thiết bị phát ở thiết bị chủ, kết nối chúng với nhau là bạn có thể chia sẻ hình ảnh, video hay trình chiếu ngay lập tức.
5Tiêu chuẩn WiMax (IEEE 802.16)
WiMAX (viết tắt của Worldwide Interoperability for Microwave Access) là tiêu chuẩn IEEE 802.16 cho việc kết nối Internet băng thông rộng không dây ở khoảng cách lớn.
WiMAX tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dữ liệu tốc độ cao qua mạng không dây ở các đô thị (WMANs) với những ưu điểm như triển khai nhanh, tính chuyển đổi cao, chi phí nâng cấp thấp.
- Các tiêu chuẩn kết nối của WiMax:
IEEE 802.16-2001: Tiêu chuẩn này cho phép triển khai nhanh chóng và rộng rãi các hệ thống truy nhập vô tuyến băng rộng với chi phí hiệu quả.
Đảm bảo khả năng tương thích giữa các thiết bị truy nhập vô tuyến băng rộng của các hãng khác nhau. Tăng tốc quá trình thương mại hóa ,phổ cập truy nhập vô tuyến băng rộng ,đưa ra các giải pháp thay thế cho truy nhập băng rộng hữu tuyến.
IEEE 802.16.2-2001: Được tập trung vào giải quyết vấn đề can nhiễu trong dải hoạt động cố định 10 – 66GHz, đặc biệt là dải dải từ 23.5-43.5GHz.
IEEE802.16 Con 1-2003: Tiêu chuẩn này phù hợp của các trạm gốc và các trạm thuê bao dựa trên giao diện không gian MAN-SC (10-66GHz) được xác định trong tiêu chuẩn 802.16.
IEEE 802.16 Con 2-2003: Tiêu chuẩn này giới thiệu cấu trúc thiết bị đo và mục đích đo, kiểm tra sự phù hợp các chỉ tiêu kỹ thuật của các trạm gốc và các trạm thuê bao dựa trên giao diện không gian được xác định trong chuẩn 802.16.
IEEE 802.16a: Bổ sung cho thiếu sót của 802.16-2001 với việc bổ xung thêm dải tần số 2- 11 GHz. Giúp cho việc truyền sóng trong môi trường có vật cản và bị che khuất đễ dàng hơn,bổ sung các kỹ thuật cho lớp vật lý giúp tối ưu kênh truyền theo bằng tần của ứng dụng.
IEEE 802.16b: Chuẩn này hoạt động trên băng tầng từ 5 – 6 Ghz với mục đích cung ứng dịnh vụ với chất lượng cao (QoS). Cụ thể chuẩn ưu tiên truyền thông tin của những ứng dụng video, thoại, real-time thông qua những lớp dịch vụ khác nhau. Chuẩn này sau đó đã được kết hợp vào chuẩn 802.16a.
IEEE 802.16c: Định nghĩa thêm các profile mới cho dải băng tầng từ 10-66GHz với mục đích cải tiển thao tác gữa các phần(interoperability).
IEEE 802.16-2004 (IEEE 802.16d): Sử dụng băng tầng có bản quyền từ 2 – 11 Ghz. Đây là băng tầng thu hút được nhiều quan tâm nhất vì tín hiệu truyền có thể vượt được các chướng ngại trên đường truyền.
802.16d còn thích ứng cho việc triển khai mạng Mesh mà trong đó một thiết bị cuối (terminal) có thể liên lạc với BS thông qua một thiết bị cuối khác. Với đặc tính này, vùng phủ sóng của 802.16a BS sẽ được mở rộng.
IEEE 802.16e: Sư dụng băng tần 3.3 đến 3.8 GHz và 5.7 đến 5.8 GHz. Với khả năng đáp ứng cả các ứng dụng cố định cũng như các dịch vụ di động, nên còn được gọi là WiMAX di động. Chuẩn này đã và đang được thử nghiệm ở nhiều nước.
Hỗ trợ cho việc khai thác sự kết hợp giữa dịch vụ cố định và di động tại các tần số dưới 6 GHz.
Tiêu chuẩn này mở ra sự hỗ trợ SOFDMA (một biến thể của OFDMA), nó tính đến số lượng các sóng mang có thể biến đổi, ngoài các phương thức OFDM và OFDMA đã được định nghĩa trước đây.
IEEE 802.16j: Chuẩn kết nối để phục vụ cho việc Relay (WiMAX Mesh network).
IEEE 802.16m: Được trang bị 4 ăng-ten phát và 4 ăng-ten thu sẽ có thể đẩy tốc độ truyền lên lớn hơn 350Mbps,và vẫn tương thích với WiMAX cố định và di động.
Chuẩn này hướng tới tăng tốc độ truyền của WiMAX lên 1Gbps bằng cách dùng MIMO trên nền công nghệ đa truy nhập OFDMA với số lượng ăngten phát và thu nhiều hơn.
6Tiêu chuẩn công nghệ không dây WiSA
Tiêu chuẩn kết nối âm thanh này cho phép truyền tải âm thanh với chất lượng cao mà không có độ trễ âm thanh.
Tiêu chuẩn phục vụ cho nhiều thiết lập loa khác nhau, từ thiết lập âm thanh nổi truyền thống đến hệ thống 5.1, 7.1 và thậm chí cả Dolby Atmos, với cấu hình loa 5.1.2 cơ bản.
Tùy thuộc thiết bị kết nối, âm thanh có thể được truyền ở tốc độ mẫu lên đến 24-bit/48kHz hoặc 24-bit/96kHz, điều này sẽ cho phép truyền tải nhạc và phim chất lượng cao hơn thông qua hệ thống của bạn.
Chuẩn công nghệ không dây WiSA cũng tự động nhận dạng loại và số lượng loa tương thích đang được sử dụng, vì vậy bạn không cần phải xem qua bất kỳ menu cài đặt dài, chẳng hạn như khi hiệu chỉnh gói loa vòm với bộ thu AV.
Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn tổng quan các chuẩn kết nối âm thanh, hình ảnh không dây. Với những thông tin trên, hi vọng bạn sẽ hiểu hơn về các tiêu chuẩn kết nối này nhé!
Bạn đang xem: Tổng quan các chuẩn kết nối âm thanh, hình ảnh không dây
Chuyên mục: Điện thoại & Máy tính