Tổ chức, chuyên gia khuyến nghị gì về thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô?
Video: Gia hạn thuế với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước
(Nguòn HTV)
Bộ Tài chính hiện đang chủ trì xây dựng dự thảo Luật
thuế tiêu thị đặc biệt (TTĐB sửa đổi) với việc điều chỉnh
một số nội dung quan trọng. Trong đó, Luật thuế TTĐB hướng tới định
hướng tiêu dùng tiết kiệm nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch và
khuyến khích sử dụng xe có động cơ thân thiện với môi trường; phù
hợp với xu hướng phát triển; đồng thời đảm bảo thống nhất với hệ
thống pháp luật liên quan.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật thuế này bởi thuế TTĐB tác
động trực tiếp tới lựa chọn tiêu dùng, và dẫn đến tác động tới hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành ôtô, bà Nguyễn
Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực
cạnh tranh, CIEM cho biết, ôtô là một trong những mặt hàng được
điều chỉnh bởi Luật thuế TTĐB.
Dự thảo Luật được Bộ Tài chính trình có những sửa đổi liên
quan tới mặt hàng này. Những sửa đổi này chắc chắn sẽ có tác động
lớn đến các doanh nghiệp trong ngành ôtô cũng như các doanh nghiệp
trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho
ngành.
Việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô tại Việt Nam là vô cùng quan trọng, tuy nhiên cần hài hòa lợi ích để đỡ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp. |
Đã có nhiều ý kiến thảo luận về tác động của dự thảo quy
định sửa đổi về thuế TTĐB đối với ôtô, trong đó có xe ôtô chạy bằng
xăng kết hợp năng lượng điện và xe ôtô pick-up chở hàng cabin kép.
Đồng thời, có nhiều ý kiến chia sẻ về những vướng mắc, khó khăn của
doanh nghiệp ngành ôtô.
Đại diện Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG cho hay, ngành
công nghiệp ôtô tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển
giao quan trọng. Trên toàn thế giới, xu hướng điện khí hóa ngành
ôtô đang ngày càng rõ rệt và Việt Nam không nằm ngoài xu thế
này.
Mặc dù tiềm năng tăng trưởng cho các dòng xe thân thiện với
môi trường tại Việt Nam được củng cố bởi cam kết trong các thỏa
thuận quốc tế về bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu,
song quá trình chuyển giao trong ngành ôtô vẫn đang gặp nhiều khó
khăn, bao gồm sự suy giảm kinh tế sau đại dịch Covid-19, các căng
thẳng địa chính trị, sự phát triển thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng
cũng như nguồn phát tải điện và sự cạnh tranh tiềm tàng từ các nhà
sản xuất xe điện giá rẻ nước ngoài.
Đại diện Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG cho hay, ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển giao quan trọng. |
Đại diện đơn vị này đề xuất áp dụng ưu đãi thuế TTĐB đối với
xe động cơ xăng kết hợp năng lượng điện (xe Hybrid). Cụ thể, đối
với xe điện Hybrid tự sạc (HEV) đề xuất mức thuế bằng 70% mức thuế
suất áp dụng cho xe chạy bằng xăng, dầu cùng loại (hiện tại là
100%).
Đối với xe điện Hybrid sạc điện riêng (PHEV) mức thuế ưu đãi
đề xuất là 50% mức thuế suất áp dụng cho xe chạy bằng xăng, dầu
cùng loại (hiện tại là 70%).
Về tác động của đề xuất này lên ngân sách nhà nước, đại diện
KPGM cho biết, tính toán cho thấy, theo phương án cơ sở thì thu
ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 khoảng gần 782 nghìn tỷ
đồng. Nếu áp dụng ưu đãi thì thu ngân sách giai đoạn này sẽ là gần
758,387 nghìn tỷ đồng, giảm gần 23,55 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam và
KPGM cũng kiến nghị, giữ nguyên mức thuế suất TTTĐB như hiện nay
đối với dòng xe pick-up chở hàng cabin kép (15%, 20% và 25% tùy
dung tích xi lanh).
Hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam kiến nghị, giữ nguyên mức thuế suất TTTĐB như hiện nay đối với dòng xe pick-up chở hàng cabin kép. |
Theo bà Trần Hồng Nguyên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của
Quốc hội, việc ban hành Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) là cần thiết,
nhưng thời gian qua do tác động của dịch Covid-19 và diễn biến tình
hình kinh tế thế giới, việc ban hành luật cần chú ý đến sự hài hoà
trong chính sách, cần có lộ trình phù hợp để doanh nghiệp phát
triển, người dân có công ăn việc làm, đồng thời đảm bảo nguồn thu
ngân sách.
Một số chuyên gia cho rằng, cùng với mục tiêu khuyến khích sản
xuất, hỗ trợ người tiêu dùng, chính sách quản lý còn có các mục
tiêu dài hơi như phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, hạ tầng, đáp
ứng các cam kết quốc tế… Do đó, các chính sách này cũng phải đồng
bộ với chính sách về thuế TTĐB để đảm bảo cả mục tiêu ngắn hạn và
dài hạn, đồng thời có sự chia sẻ tác động của tất cả các đối tượng
liên quan.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam cũng cho
rằng, cần đảm bảo hài hoà lợi ích các bên liên quan cũng như đảm
bảo hài hoà các mục tiêu trong xây dựng chính sách thuế TTĐB. Nếu
chính sách phù hợp, có tính khả thi sẽ giúp doanh nghiệp phát
triển, và giúp ngân sách nhà nước thu được nhiều thuế hơn.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Tổ chức, chuyên gia khuyến nghị gì về thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô?
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết