Tìm hiểu: Xe đua F1 có cấu tạo, động cơ thế nào? Giá bao nhiêu?
Giải đua xe F1 luôn tạo được sự thu hút vô cùng đặc biệt. Bạn không chỉ bị ấn tượng bởi sự trình diễn đầy ngoạn mục của các tay đua mà còn bị "hớp hồn" bởi chính những "quái xế triệu đô". Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo xe đua F1, giá bán của xe đua F1 bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Tìm hiểu xe đua F1 có cấu tạo thế nào? Cấu tạo của xe đua công thức 1
Các loại xe đua F1 còn được gọi là Formula One car, chúng không chỉ phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt mà còn cần có sự hoàn hảo trên mọi khía cạnh nhằm đạt được hiệu suất cao nhất.
Dưới đây là cấu tạo cơ bản của một chiếc xe đua công thức 1.
1. Khí động học xe đua F1
Các dòng xe đua F1 đều rất chú trọng tới khí động học. Đặc tính khí động học của xe F1 chính là bài toán mà các nhà thiết kế và chế tạo xe đua công thức 1 cần giải quyết đầu tiên. Vấn đề khí động học không chỉ nằm ở hình dáng xe mà còn liên quan chặt chẽ đến tất cả các bộ phận khác như buồng lái, động cơ, hộp số...
- Cánh trước và cánh đuôi: Đây là bộ phận có ảnh hưởng rất lớn đến luồng khí chạy qua xe.
- Gầm xe: Gầm xe đua công thức 1 cần phải có thiết kế làm sao cho luồng khí thoát ra nhanh nhất có thể.
- Sườn xe: Từ bánh trước luồng khí sẽ đi theo 2 hướng chạy dọc 2 bên sườn xe, chính vì thế, thiết kế sườn xe cần đảm bảo sao cho giảm lực cản ở mức thấp nhất.
- Kích thước: Chiều dài, chiều ngang, chiều cao của xe đóng vai trò rất quan trọng. Kích thước xe theo quy định là dài x rộng x cao lần lượt: 5.100 - 5.450 x 2.000 x 950, chiều dài cơ sở 3.200 - 3.700.
- Trọng lượng: Theo quy định mới nhất của Giải đua xe F1 từ năm 2019, tổng trọng lượng của cả người và xe đã tăng lên 740 kg, trong đó trọng lượng của các tay lái và ghế ngồi phải đạt tối thiểu 80 kg.
2. Hệ thống vận hành xe đua F1
- Động cơ: Động cơ chính là sức mạnh, là yếu tố quan trọng của một chiếc xe đua F1. Để chiến thắng các tay đua còn lại thì động cơ của xe phải đảm bảo hai yêu cầu là đủ mạnh mẽ và dễ điều khiển. Hiện nay, các loại xe đua F1 thường sử dụng động cơ V6, dung tích 1,6 lít. Động cơ này có thể sinh ra công suất cực đại đạt 850 mã lực tại 18.000 vòng/phút và 160 mã lực do hệ thống tái tạo năng lực Energy Recovery System tạo ra, mô men xoắn cực đại đạt 400 - 500Nm. Xe đua F1 thường sử dụng hộp số 7 hoặc 8 cấp. Loại hộp số này được cải tiến có thời gian chuyển số chỉ tính trong phần nghìn giây. Tốc độ tối đa của xe đua F1 cần đảm bảo trên 250 km/h. Xe có khả năng tăng tốc từ 0 - 100 km/h dưới 2,5 giây, 0 - 200 km/h dưới 4,5 giây và 0 - 300 km/h dưới 8,5 giây.
- Lốp xe: Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu. Đây chính là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu để tạo nên sức mạnh của một chiếc xe đua F1. Lốp xe F1 thường được thiết kế có 4 rãnh nhằm giúp xe vào cua ổn định hơn ở tốc độ cao. Vành xe được làm từ hợp kim nhẹ. Điểm đặc biệt trong thiết kế xe đua F1 đó là mỗi bánh chỉ có 1 đai ốc duy nhất, giúp thời gian thay bánh diễn ra nhanh nhất. Hiện nay có ba loại lốp xe F1 được sử dụng hiện nay là ướt, khô và bình thường.
- Hệ thống phanh và giảm xóc: Đây cũng là một trong những bộ phận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mỗi chiếc xe đua F1. Bộ phận này cần được thiết kế đến mức chuẩn xác. Bởi khi hãm phanh hoặc tăng tốc mà bộ phận giảm xóc không đảm bảo sẽ khiến xe hạ thấp hơn 1mm gây ảnh hưởng đến khí động học của xe.
- Bình xăng: Bình nhiên liệu của xe đua F1 cũng được thiết kế cẩn thận và đảm bảo các yêu cầu về kích thước, khối lượng chứa cũng như sự kín khít để nhiên liệu không bị văng ra ngoài sau những lần cua hay bay lên và tiếp đất cực mạnh của xe. Trung bình, mỗi mùa giải một bình nhiên liệu của xe F1 sẽ tiêu tốn đến 200.000 lít xăng bao gồm cả khi tập và thi đấu chính thức. Phần thành bình cũng được cấu tạo rất dày nhằm đảm bảo an toàn tối đa trong trường hợp xe gặp tai nạn.
3. Hệ thống lái của xe đua F1
Vô lăng của xe đua công thức 1 cũng là một bộ phận giữ vị trí quan trọng. Bộ phận này không chỉ giúp tay đua chuyển hướng xe mà nó còn được tích hợp màn hình hiển thị dữ liệu cũng như các phím điều khiển tính năng. Vô lăng của xe đua F1 được làm từ sợi carbon để hạn chế tối đa tổn thương gây ra cho các tay đua trong trường hợp có tai nạn xảy ra.
4. Hệ thống điện
Khi nhắc đến cấu tạo của xe đua F1 chắc chắn sẽ không thể nào quên hệ thống điện. Hầu như tất cả các tính năng của xe đua F1 từ hộp số, động cơ... đều nằm dưới sự kiểm soát của một máy tính trung tâm nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các tay đua.
Giá xe đua F1 là bao nhiêu?
Để tạo nên 1 chiêc xe đua công thức 1 cần sự góp mặt của hơn 80.000 chi tiết. Mỗi chi tiết đều có mức giá vô cùng đắt đỏ, đồng thời quá trình lắp ráp cũng phải thật sự tỉ mỉ, cẩn thận và đòi hỏi độ chính xác đến 99,9%. Đây cũng chính là một trong các yếu tố để quyết định nên giá thành của xe đua F1.
Hiện nay, giá xe đua F1 không có động cơ dạng trưng bày rơi vào khoảng 25.000 USD. Còn giá xe đua F1 đã hoàn thiện, có động cơ rơi vào khoảng trên 15 triệu USD. Thậm chí có những chiếc xe đua công thức 1 có giá lên đến hàng trăm triệu USD.
Dưới đây là giá của một số chi tiết trên xe đua F1 để bạn tham khảo:
- Giá buồng lái: 650 nghìn - 2 triệu USD
- Giá động cơ: 7,5 - 10 triệu USD
- Giá hộp số: 480 nghìn USD
- Giá khung xe sợi carbon: 650 nghìn USD
- Giá cánh sau và DRS tăng tốc tức thời: 80 nghìn USD
- Giá cánh gió trước và mũi xe: 160 nghìn USD
- Giá lốp: 1,7 nghìn USD/bộ
- Giá hệ thống làm mát: 220 nghìn USD
- Giá bình xăng: 140 nghìn USD
- Giá vô lăng: 70 - 100 nghìn USD
- Giá hệ thống treo: 150 nghìn USD
- Giá hệ thống phanh: 4,5 nghìn USD
Hình ảnh một số mẫu xe đua F1 đẹp
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được xe đua F1 có cấu tạo, động cơ thế nào và giá bao nhiêu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Bạn đang xem: Tìm hiểu: Xe đua F1 có cấu tạo, động cơ thế nào? Giá bao nhiêu?
Chuyên mục: Thể thao
Các bài liên quan
- Đua xe F1 2021: Lịch thi đấu, kết quả, bảng xếp hạng
- Lịch bóng đá Việt Nam World Cup 2021 hôm nay lúc mấy giờ, với ai?
- So sánh: Nên dùng dù lệch tâm hay ô đứng tâm?
- Hướng dẫn cách lắp dù lệch tâm chi tiết, nhanh chóng, đơn giản nhất
- Dù lệch tâm giá bao nhiêu? Mua dù lệch tâm ở đâu chất lượng, giá rẻ?
- So sánh: Nên sử dụng ô lệch tâm vuông, tròn hay chữ nhật?