Thứ ai cũng ngủ cùng này có thể bẩn hơn bồn cầu, 2 việc bác sĩ khuyên làm

Nếu nó không được vệ sinh trong vòng 1 tuần thì sẽ chứa lượng vi khuẩn cao gấp 17 nghìn lần so với bồn cầu.

Thứ được nhắc đến ở đây chính là chiếc vỏ gối. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nếu vỏ gối không được giặt trong một tuần, lượng vi khuẩn bám vào chúng cao gấp 17.000 lần so với bệ toilet. Theo tờ Daily Mail, nghiên cứu cho thấy vỏ gối chứa đầy lớp biểu bì, mồ hôi và bông nước bọt, cũng như nấm và vi khuẩn. Nhóm nghiên cứu đã lấy vỏ gối chưa giặt làm mẫu và nuôi cấy vi khuẩn trong 7 ngày. Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên thay vỏ gối hoặc giặt sạch vỏ gối sau mỗi 24 ngày.

Tiến sĩ Hadley King, bác sĩ da liễu tại Đại học Y Weill thuộc Đại học Cornell (Mỹ), khuyên nên vệ sinh vỏ gội ít nhất hai lần một tuần, vì khi mọi người đi ngủ, ga trải giường của họ sẽ bị bám đầy lớp biểu bì (khoảng 50 triệu mảnh mỗi ngày), mồ hôi và lớp trang điểm. Ngoài ra, nó còn có thể bị "ô nhiễm" bởi cả nước hoa, lông, lông thú cưng, các vi khuẩn và vi rút vô hình.

Thứ ai cũng ngủ cùng này có thể bẩn hơn bồn cầu, 2 việc bác sĩ khuyên làm-1

Hadley cho rằng lớp biểu bì và mồ hôi là thức ăn của mạt bụi, tạo điều kiện cho chúng sinh sản trên giường. "Ngủ trên cùng một chiếc áo gối trong một tuần có thể gây dị ứng, nhiễm trùng da hoặc viêm nhiễm".

Bác sĩ da liễu Zhao Zhaoming (Hồng Kông, Trung Quốc) chỉ ra rằng so với ga trải giường và vỏ chăn, vỏ gối bẩn hơn vì da đầu và tóc dễ tiết dầu, thường bám bụi khi ra ngoài, vào mùa hè nhiệt độ cao, nóng ẩm rất dễ xảy ra hiện tượng này. Do đó, nếu không gội đầu trước khi đi ngủ, vỏ gối sẽ bám đầy bụi bẩn, nếu không giặt thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề với da đầu.

Ông chia sẻ một trường hợp bệnh nhân mà mình đã từng chữa trị, bệnh nhân nam 28 tuổi trên đầu có nhiều cục cứng, viêm nang lông nặng, ngứa và đau. Hỏi bệnh sử và điều kiện sinh hoạt, được biết bệnh nhân là người phụ trách trao đổi thông tin, phải đi xe máy đi thăm khách hàng và đội mũ bảo hiểm rất lâu, sau khi về nhà mệt quá nên thường không gội đầu hàng ngày, trung bình sáu tháng mới thay vỏ gối một lần, vải vỏ gối đã ố vàng và bốc mùi lạ. 

Do mức độ nghiêm trọng của triệu chứng nên ngoài việc bôi thuốc, bác sĩ Zhang còn phải chỉ định bệnh nhân dùng thêm thuốc uống, bằng hai hướng tiếp cận này, tình trạng viêm nang lông sau gáy của bệnh nhân dần được cải thiện.

Bác sĩ Zhao Zhaoming nhắc nhở, trong thời tiết nắng nóng, phải vệ sinh cá nhân thật tốt, đặc biệt khi tắm và gội đầu trước khi đi ngủ phải xả sạch và sấy khô tóc. Ngoài ra, bất kể trong thời tiết hay mùa nào, bạn nên thường xuyên thay vỏ gối để tránh bị viêm nang lông sau đầu hay nổi mụn ở má.

Bạn đang xem: Thứ ai cũng ngủ cùng này có thể bẩn hơn bồn cầu, 2 việc bác sĩ khuyên làm

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết