Thay đổi cực kỳ đơn giản giúp tránh được nhồi máu cơ tim
Một nghiên cứu của các nước Anh - Mỹ - Đức cho thấy mối liên quan giữa nhịp sinh học và việc uống thuốc có thể quyết định nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến nhồi máu cơ tim và việc uống thuốc điều trị cao huyết áp đều đặn là biện pháp quan trọng để giảm bớt nguy cơ gặp biến cố chết người này.
Tuy vậy, không phải ai cũng nên uống thuốc theo cùng một cách, theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học eClinicalMedicine của The Lancet.
Thời gian uống thuốc cao huyết áp có thể tác động đến nguy cơ
nhồi máu cơ tim - Ảnh AI: Anh Thư
5.358 bệnh nhân cao huyết áp đã tham gia nghiên cứu, trong đó hơn một nửa có thời gian uống thuốc vào buổi sáng (từ 6-10 giờ) và số còn lại uống vào buổi tối (từ 20 giờ đến nửa đêm).
Kết quả cho thấy việc dùng thuốc huyết áp vào thời điểm phù hợp với kiểu thời gian cá nhân, tức phù hợp với nhịp sinh học, có thể giúp tránh cơn nhồi máu cơ tim.
Cụ thể hơn, những người có thói quen dậy sớm và ngủ sớm vào mỗi đêm sẽ hưởng lợi đối với việc uống thuốc trị cao huyết áp vào buổi sáng, vốn là lựa chọn thông dụng nhất.
Tuy nhiên, đối với những người có lối sống "cú đêm", tức thức khuya, dậy trễ, việc uống thuốc vào buổi tối phát huy tác dụng đáng ngạc nhiên.
Những người thức khuya và dậy muộn dùng thuốc buổi sáng có thể tăng nguy cơ nhập viện vì nhồi máu cơ tim lên đến 62%, trong khi nếu họ dùng thuốc vào buổi tối, nguy cơ lại giảm 34%.
“Những kết quả này rất thú vị vì chúng có thể đại diện cho một sự thay đổi mô hình trong điều trị bệnh cao huyết áp” - tờ Science Alert dẫn lời BS Filippo Pigazzani từ Đại học Dundee (Anh), đồng tác giả.
Nhịp sinh học của mỗi người (chu kỳ sinh học 24 giờ) khác nhau một chút, dựa trên di truyền và các yếu tố khác.
Những nhịp điệu này được biết đến vì ảnh hưởng đến kiểu ngủ của chúng ta, nhưng chúng cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, hormone, quá trình trao đổi chất - và quan trọng đối với nghiên cứu này là mức huyết áp.
Ngoài ra, người có kiểu thời gian buổi tối không những thức khuya mà còn làm nhiều việc vào khoảng thời gian này. Do đó, họ hưởng lợi trực tiếp từ việc dùng thuốc buổi tối; cũng giống như người dậy sớm hưởng lợi khi uống thuốc sớm và có thời gian đầu ngày mới bận rộn.
Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra mối liên hệ giữa thời gian uống thuốc và nguy cơ đột quỵ, nhưng không tìm thấy khác biệt.
Bạn đang xem: Thay đổi cực kỳ đơn giản giúp tránh được nhồi máu cơ tim
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim khi chơi cầu lông thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
- Đang tập gym, người đàn ông đột nhiên ngã gục vì thủng tim
- Người đàn ông qua đời vì nhồi máu cơ tim khi ngủ trưa, bác sĩ chỉ ra 3 món là “đồng phạm” của bệnh
- Đau thắt ngực có phải dấu hiệu nhồi máu cơ tim?
- Cảnh giác những triệu chứng nhồi máu cơ tim 'lạ': Có cả đau bụng, tiêu chảy
- Người đàn ông 36 tuổi qua đời vì cơn nhồi máu cơ tim ngay đầu năm, bác sĩ chỉ ra hai thói quen nguy hại nhiều người mắc