Tắm nước nóng có diệt COVID – 19 hay không? Lưu ý khi tắm nước nóng trong mùa dịch
Một số người cho rằng việc tắm nước nóng với nhiệt độ cao có thể ức chế được COVID - 19, liệu có thực sự đúng hay không? Hãy để chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng với một số lưu ý khi tắm nước nóng hoặc sử dụng máy nước nóng trong mùa dịch hiện nay nhé!
Một số người cho rằng việc tắm nước nóng với nhiệt độ cao có thể ức chế được COVID - 19, liệu có thực sự đúng hay không? Hãy để Điện máy XANH giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng với một số lưu ý khi tắm nước nóng hoặc sử dụng máy nước nóng trong mùa dịch hiện nay nhé!
Xem nhanh
1Tắm nước nóng có diệt COVID - 19 không?
Thông tin gần đây nhất và theo lời chia sẻ của TS.BS Trương Hữu Khanh (hiện là Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh của bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) cho hay: vi rút SARS-CoV-2 biến chủng mới nhất có xu hướng tồn tại trong không khí lâu hơn.
Biến chủng này vẫn lây truyền chủ yếu qua con đường giọt bắn và rất có thể tồn tại ở dạng lơ lửng trong phòng kín nên rơi xuống chậm, khiến cho người bình thường hít phải vi rút thì sẽ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng chia sẻ thêm: mỗi biến chủng sẽ tồn tại trong không khí khác nhau từ giọt bắn của người bị nhiễm, hoặc cũng có thể giọt bắn của vi rút biến chủng có khả năng bay xa.
Như vậy, vi rút Corona tính đến thời điểm này có một số đặc điểm cơ bản như: có thể tồn tại với nhiệt độ từ 4 - 20 độ C và có khả năng lây nhiễm sau 30 phút ở nhiệt độ môi trường 56 độ C. Vi rút có khả năng thích nghi với môi trường sống khác nhau (gồm độ ẩm và nhiệt độ) như:
- Ở 4 độ C, vi rút Corona sống được khoảng 1 tháng.
- Từ 20 – 25 độ C, vi rút sống được từ 5 - 7 ngày với thể trạng yếu dần.
- Từ 33 độ C trở lên, vi rút bị suy yếu nhanh và ít gây ra bệnh.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định: việc tắm nước nóng sẽ không giúp bạn ngăn ngừa COVID-19. Vì nhiệt độ cơ thể bên trong con người dao động từ 36.5 - 37 độ C và bất kể nhiệt độ bên ngoài từ nước nóng có ra sao thì cơ thể vẫn duy trì được nhiệt độ tối ưu đó.
Nếu muốn phòng ngừa được COVID-19 thì bạn hãy thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch có chứa cồn. Đồng thời, nhớ đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tụ tập đông người và nhất là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ chế độ ăn uống mỗi ngày.
2Tác hại của tắm nước nóng sai cách
Thói quen tắm nước nóng cũng có thể gây ra một số vấn đề cho sức khỏe nếu như bạn không biết chọn thời điểm thích hợp để tắm nước nóng. Một số tác dụng về việc tắm nước nóng sai cách thường gặp là:
Có thể làm giảm khả năng sinh sản
Nghe có vẻ lạ! Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu cho thấy: việc lạm dụng tắm nước nóng đã khiến cho nam giới bị ảnh hưởng số lượng tinh trùng đáng kể. Vì nếu gặp phải môi trường có nhiệt độ cao như việc tắm nước nóng thường xuyên, thì tinh trùng sẽ rất khó tồn tại và giảm thiểu số lượng của chúng trong cơ thể nam giới.
Làm giảm khả năng miễn dịch
Nhiều nghiên cứu cho thấy: việc tắm bằng nước lạnh sẽ tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn so với việc tắm bằng nước nóng. Thậm chí, đối với những người uống rượu bia, nếu tắm bằng nước nóng thì có thể gây tăng huyết áp và thay đổi nhịp tim, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khiến tim đập nhanh bất thường
Ngoài ra, nhiệt độ của nước nóng còn làm giãn mạch máu, từ đó khiến cho máu lưu thông nhiều và nhanh hơn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của những ai có vấn đề về tim mạch.
Bằng chứng, trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng: thói quen tắm bằng nước nóng khi thời tiết trở nên rất lạnh, sẽ làm tăng nguy cơ tim ngừng đập, hoặc xuất hiện hiện tượng chóng mặt do nhiệt độ nước nóng làm thay đổi huyết áp.
Tắm nước nóng gây buồn nôn
Một số người khi tắm nước nóng quá lâu, sẽ gặp phải dấu hiệu buồn nôn là do nhiệt độ từ nước nóng làm thay đổi hệ tuần hoàn máu lưu thông trong cơ thể.
Hơn nữa, theo kết quả từ một số nghiên cứu ở Mỹ cho thấy: phụ nữ mang thai khi tắm nước nóng quá lâu, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ bên trong bụng.
Đặc biệt, nếu duy trì tắm nước nóng ở nhiệt độ trên 38 độ C trong 3 tháng đầu thai kỳ, sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng nước, ngăn cản quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào cũng như làm tăng nguy cơ bị khuyết tật ống thai nhi.
3Lưu ý khi tắm nước nóng để đảm bảo sức khỏe
Nhằm mang lại hiệu quả cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi tăm nước nóng như:
Tránh tắm quá lâu
Ngâm mình trong nước ấm quá lâu hoặc tắm nước nóng nhiều giờ liền dễ phá vỡ cấu trúc da, gây ra tình trạng bị tắt nghẽn lỗ chân lông, từ đó làm tăng nguy cơ dị ứng ở một số người có cơ địa da khô (hoặc đang bị chàm) và làm cho da bị tổn thương.
Vì thế, hãy tắm nước nóng tối đa khoảng 15 phút và không nên ngâm mình trong bồn nước tắm nước nóng hơn 10 phút.
Tắm nước nóng sau khi tắm nước lạnh
Bạn hãy thử tắm nước lạnh sau khi dùng nước nóng, thói quen này sẽ giúp cho da trở nên săn chắc và ngăn ngừa mụn trứng cá xuất hiện trên da mặt.
Chọn nhiệt độ nước nóng phù hợp
Theo bác sĩ da liễu Melissa Piliang (hiện làm việc tại phòng khám Cleveland Clinic) cũng như các nhà khoa học khuyến cáo rằng: chúng ta nên tắm nước nóng ở nhiệt độ dưới 50 độ C, phù hợp nhất là 44 độ C.
Với nhiệt độ này sẽ không làm mất đị lớp lipid béo bên ngoài lớp biểu bì da - vốn có chức năng bảo vệ và cung cấp độ ẩm cho da. Đồng thời, nhiệt độ nước nóng 44 độ C vẫn đảm bảo được việc loại vỏ vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da một cách an toàn.
Vì thế, khi sử dụng máy nước nóng, bạn có thể chọn loại máy được chia thành nhiều mức nhiệt độ (thể hiện trên nút vặn điều khiển nhiệt độ) để chọn được nhiệt độ lý tưởng từ 44 - 50 độ C, hoặc bạn có thể dùng tay cảm nhận nước ấm là được. Thậm chí nếu muốn biết chắc chắn nhiệt độ nước nóng ra sao, bạn có thể dùng nhiệt kế đo nước (mua tại các cơ sở chuyên bán thiết bị y tế hoặc dụng cụ thiết bị nấu nướng).
*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Nhân dân và VNVC.
Trên đây là bài viết phân tích tắm nước nóng có diệt COVID - 19 hay không? Lưu ý khi tắm nước nóng trong mùa dịch. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có thê phát huy những công dụng của tắm nước nóng và tắm đúng cách hơn nhé!
Bạn đang xem: Tắm nước nóng có diệt COVID – 19 hay không? Lưu ý khi tắm nước nóng trong mùa dịch
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 6 sai lầm thường gặp trong dịch Corona nên tránh ngay
- Các tiêu chí phân biệt bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 và bệnh cúm mùa
- Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường và phương pháp nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả
- Mùa hè nên tắm nước nóng hay nước lạnh, 5 lưu ý khi tắm nước nóng vào ngày hè
- Những lưu ý bố mẹ cần biết để giúp trẻ tránh xa dịch bệnh COVID-19
- Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong “mùa” dịch COVID-19 (nCoV)