Sưng nề, chảy mủ khi bấm khuyên ở vành tai
Sau 2 ngày bấm khuyên ở vành tai trái, N.L.P. (18 tuổi) bị sốt, sưng nề, đau nhiều, chảy mủ vàng ở vị trí bấm khuyên.
Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khi xuất hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân đã đến cơ sở y tế và được điều trị tại đây.
Sau khi chữa trị được 2 tuần nhưng nhận thấy tình trạng không cải thiện, cô được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khi tình trạng bệnh đã trở nặng, sụn vành tai đã bị tiêu một phần.
Bấm sụn vành tai, cô gái xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng đã phải rạch mở rộng ổ áp-xe để vệ sinh cắt lọc sụn viêm và chăm sóc hàng ngày.
Sau điều trị, tình trạng viêm trên tai bệnh nhân đã được cải thiện hoàn toàn. Tuy nhiên, P. lại chịu di chứng nặng nề là vành tai bị biến dạng.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khoa Tai Mũi Hòng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khuyến nghị mọi người nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định bấm khuyên tai hay trên các vị trí khác trên cơ thể.
Nếu bấm khuyên, mọi người cần thực hiện tại cơ sở y tế được cấp phép và đủ điều kiện kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khi có các biểu hiện bất thường như sưng tấy lâu ngày, mưng mủ tại vị trí bấm khuyên, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh hậu quả đáng tiếc sau này.
Bạn đang xem: Sưng nề, chảy mủ khi bấm khuyên ở vành tai
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Một bộ phận trên cơ thể nếu mềm thì sẽ sống lâu, 'cứng' có thể dẫn đến bệnh tim mạch, xuất huyết não
- Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ
- Nâng mũi, cô gái ở Vĩnh Long bị nhiễm trùng lòi cả sống mũi
- Nam sinh 13 tuổi ngón tay sưng tấy, có nguy cơ phải cắt cụt chi vì thói quen nhiều người làm mỗi khi căng thẳng
- Viện sĩ 93 tuổi có hơn 60 năm nghiên cứu về ung thư chỉ điểm 3 thực phẩm là 'vua phá gan', đừng ăn kẻo nội tạng kiệt quệ
- Dấu hiệu cảnh báo bạn nhiễm giun sán