Sự khác biệt giữa mạng LoRa và LoRaWAN
Hiện nay, thuật ngữ LoRa và LoRaWAN đã xuất hiện cùng với các thiết bị IoT. Vậy sự khác biệt giữa mạng LoRa và LoRaWAN như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1Tìm hiểu về LoRa
LoRa (Long Range Radio) là tín hiệu tầm xa dựa trên tần số radio có chức năng truyền tải dữ liệu ở những khoảng cách xa nhưng với năng lượng thấp. Tín hiệu của LoRa có thể bao phủ khoảng cách cực xa, do đó phù hợp với các thiết bị IoT có dung lượng pin ít đồng thời giúp tối ưu được chi phí.
Mỗi một gateway trên LoRa có thể xử lý hàng triệu node (nút mạng). Do đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng được giảm thiểu làm cho việc xây dựng mạng LoRa có chi phí rẻ hơn.
2Tìm hiểu về LoRaWAN
LoRaWAN (Long Range Wireless Area Network) là kiến trúc hệ thống mạng và giao thức truyền thông dựa trên giao thức LoRa. LoRaWAN được tạo ra để phục vụ cho IoT như thông tin liên lạc hai chiều, di động hay nội địa hóa.
LoRaWAN có cấu tạo gồm LoRa Mac (Class A, Class B, Class C) và hoạt động dựa trên chip LoRa.
3Sự tương phản giữa LoRa và LoRaWAN
LoRa là tín hiệu hoạt động trên tần số radio đề cập đến một truyền tải không dây cho phép giao tiếp với mức tiêu thụ điện năng rất thấp. Còn LoRaWAN kết nối ứng dụng IoT với tín hiệu nói đến một giao thức mạng với con chip LoRa dùng để liên lạc.
4Khả năng ứng dụng LoRa và LoRaWAN
Một số ứng dụng LoRa và LoRaWAN có thể kể đến như:
- Khoảng cách kết nối xa giúp thực hiện các ứng dụng thành phố thông minh.
- Năng lượng thấp giúp cho các thiết bị IoT có thời lượng pin dài hơn.
- Có băng thông thấp là điều kiện phù hợp cho các thiết bị IoT phát triển.
- Các bước thiết lập công nghệ dễ dàng hơn các thiết bị mạng khác.
Nếu có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận bên dưới để được giải đáp bạn nhé!.
Bạn đang xem: Sự khác biệt giữa mạng LoRa và LoRaWAN
Chuyên mục: Thiết bị thông minh