Sóng 5G có hại không? Có nguy hiểm với sức khỏe hay không?
Hiện nay, các nhà mạng lớn ở Việt Nam đã chuẩn bị triển khai diện rộng mạng 5G sau quá trình thử nghiệm cũng như việc ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại hỗ trợ 5G khiến không ít người đặt nghi vấn về độ an toàn của sóng 5G đối với sức khoẻ. Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết sau nhé.
Hiện nay, các nhà mạng lớn ở Việt Nam đã chuẩn bị triển khai diện rộng mạng 5G sau quá trình thử nghiệm cũng như việc ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại hỗ trợ 5G khiến không ít người đặt nghi vấn về độ an toàn của sóng 5G đối với sức khoẻ. Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết sau nhé.
1Bản chất của sóng tín hiệu 5G
Sóng tín hiệu 5G được thiết kế để vận hành ở băng tần 30 GHz - 300 GHz. Tần số 30 GHz có độ dài bước sóng xấp xỉ 10 mm còn tần số 300 GHz có độ dài bước sóng là 1 mm.
Khoảng bước sóng này cho thấy tín hiệu 5G nằm trong phổ sóng giữa vi sóng và sóng radio. Hai loại sóng này phát ra bức xạ không ion hoá, không gây phá vỡ các liên kết phân tử cũng như không loại bỏ các electron khỏi nguyên tử và gây ra hiện tượng tĩnh điện.
Trên lý thuyết, bức xạ không ion hoá mặc dù yếu hơn nhiều so với bức xạ ion hoá, nhưng mọi loại năng lượng bức xạ đều có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới các vật thể sống.
Do đó, vẫn khiến các phân tử trên bề mặt cơ thể như da, mắt, tinh hoàn,… rung động nhanh hơn, khiến các tế bào nóng hơn bình thường nếu chúng ta tiếp xúc gần hoặc trong điều kiện bức xạ đạt tới liều lượng cực lớn.
2Sóng 5G có hại không?
Khi một chiếc điện thoại hỗ trợ 5G muốn nhận được tín hiệu đến hoặc gửi tín hiệu đi, các thiết bị đều phải tìm kiếm bức xạ ở tần số tương ứng. Lúc đó, sóng vô tuyến sẽ phủ sóng rộng ra và tiếp xúc với cơ thể người, một phần sẽ bị các mô thịt hấp thu và biến thành năng lượng khiến cơ thể chúng ta tăng thêm 0,2 độ C.
Nhiệt lượng tăng thêm này chỉ tương đương với việc chúng ta vận động bình thường nên không thể xem như có hại đối với cơ thể.
Đồng thời, theo số liệu do cơ quan RF Workers của Anh cho thấy, nếu các bộ thu phát sóng 5G được lắp đặt trên độ cao 10 mét so với khu vực sinh hoạt của chúng ta thì sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng nguy hại nào với sức khỏe do lượng bức xạ lan ra và giảm dần ảnh hưởng khi ở xa.
3Kết luận
Qua những phân tích ở trên thì chúng ta có thể kết luận rằng mặc dù sóng 5G vẫn gây ảnh hưởng ít nhiều đến cơ thể nhưng sẽ không gây hại cho sức khoẻ nếu tiếp xúc từ xa và hoàn toàn không có khả năng gây ung thư trực tiếp cho con người như bức xạ ion hoá phát ra từ tia X hay tia cực tím.
Đồng thời, trước khi triển khai, sóng 5G đã được thử nghiệm và chứng minh độ an toàn trên nhiều quốc gia phát triển. Nhưng hơn hết, những ưu điểm và lợi ích mà công nghệ 5G này sở hữu sẽ mang đến cho bạn và cộng đồng rất nhiều lợi ích cho cuộc sống trong nhiều năm tiếp theo.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về sóng 5G cũng như có nhận định khách quan hơn về ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ.
Bạn đang xem: Sóng 5G có hại không? Có nguy hiểm với sức khỏe hay không?
Chuyên mục: Điện thoại & Máy tính
Các bài liên quan
- Tổng hợp gói cước 5G của Viettel với mức giá cực rẻ và cách đăng ký
- Tổng hợp gói cước 5G của MobiFone với mức giá cực rẻ và cách đăng ký
- Cách đăng ký trải nghiệm mạng 5G từ 3 nhà mạng lớn với tốc độ sấm chớp
- Hướng dẫn cách kích hoạt 5G trên điện thoại Android và iPhone
- Tất tần tật về 5G tại Việt Nam: Thời điểm ra mắt, điều kiện và cách sử dụng?
- Khám phá ngay top 11 điện thoại 5G đáng mua nhất 2020