So sánh máy trợ giảng không dây tần số UHF và FM

Máy trợ giảng là thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh thông qua việc thu âm từ micro truyền tải đến loa xử lý và cho ra âm thanh lớn hơn bình thường với công suất cao hơn giúp cho người nói không phải nói to nhưng âm thanh phát ra to hơn rất nhiều. Đặc biệt là micro không dây với sự kết nối nhờ dải tần số UHF hoặc FM. Vậy sự khác nhau giữa 2 dải tần số này như thế nào? Tất cả sẽ được nói trình bày qua bài viết "So sánh máy trợ giảng không dây tần số UHF và FM".

Máy trợ giảng theo cơ chế như một chiếc loa phát thanh, thông qua sự thu âm từ micro. Với thiết kế nhỏ gọn và mang đến nhiều tính năng nổi trội mà sản phẩm được sử dụng trong nhiều công việc khác nhau như giảng viên, thuyết trình, hướng dẫn viên du lịch,... Thông thường thì máy trợ giảng có 2 kiểu micro khác nhau, một là loại mic có dây và hai là loại mic không dây. Như chúng ta đã biết thì micro có dây kết nối trực tiếp vào máy trợ giảng thông qua jack cắm 3.5mm. Còn đối với loại mic không dây thì bạn phải sử dụng tần số sóng UHF hoặc FM để kết nối. Về cơ bản thì 2 loại sóng kết nối này có những ưu, nhược điểm gì? Sự khác nhau giữa sóng UHF và FM ra sao? Tất cả sẽ được trình bày qua bài viết "So sánh máy trợ giảng không dây tần số UHF và FM".

Máy trợ giảng không dây FM

Máy trợ giảng sử dụng tần số FM bắt kết nối với micro không dây trong dải 87.5 Mhz - 1080 Mhz và khoảng cách hoạt động tối đa là 15m trở lại.

Ưu điểm:

  • Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tín hiệu đường truyền sóng FM này, micro không dây sẽ không bị ảnh hưởng sóng từ những thiết bị điện tử khác (như điện thoại), cho tín hiệu âm thanh ổn định, không bị nhiễu (phải đảm bảo sử dụng trong khoảng cách hoạt động)
  • Ngoài ra một ưu điểm khác của micro không dây dùng sóng FM đó chính là mức giá của các loại micro này tương đối rẻ, thường thấp hơn nhiều so với micro không dây sử dụng sóng UHF.
  • Thời gian sử dụng lâu hơn so với máy trợ giảng không dây UHF

Nhược điểm:

  • Khoảng cách bắt sóng giữa máy và mic không được xa như ở máy trợ giảng sử dụng sóng UHF.

Ví dụ: Máy trợ giảng Auvisys AM-255 sử dụng tần số FM, có khả năng bắt kết nối với mic không dây tối đa 15m.

Thiết bị âm thanh trợ giảng Auvisys AM-255 hỗ trợ nhiều chức năng nghe nhạc

Thiết bị âm thanh trợ giảng Auvisys AM-255 hỗ trợ nhiều chức năng nghe nhạc

Máy trợ giảng không dây UHF

Máy trợ giảng không dây UHF sử dụng sóng siêu cao, đây là loại sóng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trọng thị trường âm thanh hiện nay. Và micro không dây sử dụng tần số UHF cũng là loại mic chất lượng, có khả năng thu và lọc âm tốt, được sử dụng trong các buổi thuyết trình, làm mc, quảng bá sản phẩm,...

Ưu điểm:

  • Khả năng bắt sóng tốt, tín hiệu và đường truyền ổn định, đảm bảo tín hiệu âm thanh vượt trội và hiệu quả nhất.
  • Khoảng cách bắt sóng xa hơn, lên tới 20m - 30m

Nhược điểm:

  • Thường tốn pin hơn nhiều so với thiết bị sử dụng băng tần FM
  • Nhược điểm duy nhất của chiếc máy trợ giảng micro sử dụng băng tần UHF đó là về giá cả. Chúng thường có giá gấp đôi so với micro băng tần FM.

Ví dụ: Máy trợ giảng Mega T-200 UHF có khả năng kết nối với khoảng cách lớn 30m.

Micro không dây có khả năng kết nối xa 30m

Hình ảnh máy trợ giảng Mega T-200 UHF

Tư vấn lựa chọn mua máy trợ giảng

Hầu hết thì máy trợ giảng cùng loại thường đi kèm 1 micro có dây và 1 micro không dây, hoặc chỉ đi kèm 1 micro có dây. Và tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn mua một chiếc máy hợp lý nhất. Đối với loại 02 mic thì giá tiền thường đắt hơn khoảng vài trăm nghìn.

Ví dụ: Máy trợ giảng Mega A1 Aris

  • Đi kèm 02 micro: không dây và có dây có giá tầm khoảng 1.300.000 - 1.500.000 đồng
  • Đi kèm 01 micro: không dây, sẽ rẻ hơn khoảng tầm 300.000 đồng

Đây là máy trợ giảng Mega A1 Aris với 2 micro đi kèm (có dây và không dây)

Đây là máy trợ giảng Mega A1 Aris với 2 micro đi kèm (có dây và không dây)

Một số dòng máy trợ giảng hỗ trợ mic không dây UHF:

  • Máy trợ giảng MEGA T-900 UHF
  • Máy trợ giảng Mega S518

Một số dòng máy trợ giảng hỗ trợ mic không dây FM:

  • Máy trợ giảng Shidu F16-Fm
  • Máy trợ giảng Unizone 9088 F2

 Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về những ưu, nhược điểm của dải tần số UHF và FM trong khả năng kết nối giữa micro có dây và máy trợ giảng. Để đặt mua máy trợ giảng, vui lòng liên hệ theo số HN: 024 3785 5633 - 028 3830 8569 hoặc truy cập website META.vn để đặt hàng online.

Bạn đang xem: So sánh máy trợ giảng không dây tần số UHF và FM

Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật

Chia sẻ bài viết