Sa Tăng với thân thế gây tò mò: Là người Tây Vực hay Nhật Bản?
Trong 5 thầy trò Đường Tăng thì Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn nhất.
Thầy trò Đường Tăng trong tây Du Ký 1986.
Trong ba người học trò của thầy trò Đường Tăng, chắc chúng ta đều biết Tôn Ngộ Không là yêu tinh khỉ do khi sinh ra từ đá đã là khỉ, được gọi là Thạch hầu; còn Trư Bát Giới vốn là Thiên bồng nguyên soái nhưng bị đầy xuống trần gian đầu thai từ con lợn (heo).
Thậm chí con ngựa bạch mã mà Đường Tăng cưỡi cũng nhiều người biết nó chính Tam thái tử của Tây Hải long vương do phạm tội mà bị chặt vây, cạo vẩy hóa thành ngựa.
Riêng người đồ đệ thứ 3 của Đường Tăng là hiện thân của con gì thì chắc nhiều người không biết.
Tạo hình Sa Tăng trong Tây Du Ký 1986.
Trong Tây Du Ký, Sa Tăng là nhân vật trầm lặng nhất trong 4 thầy trò, điều này cũng khiến cho thân thế tam đồ đệ của Đường Tăng trở nên bí ẩn.
Người ta vẫn thường cho rằng Sa Tăng vốn là con người nhưng trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, tác giả này lại miêu tả Sa Tăng có diện mạo khá kì dị và hung dữ:
"Khắp đầu tóc đỏ rối tung,
Tròn xoe hai mắt sáng trưng như đèn.
Mặt thì xàm xạm đen đen,
Tiếng rồng như sấm thét lên vang lừng.
Mình khoác áo lông ngỗng vàng,
Lưng thắt hai dải mây rừng trắng bong.
Chín đầu lâu cổ đeo vòng,
Tay cầm bảo trượng oai phong vô cùng".
Diêm Hoài Lễ đóng vai Sa Tăng.
Xét tiền kiếp của Sa Tăng là Quyển Liêm đại tướng, chức quan trông rèm, trông xa giá cho Ngọc Đế, không đem lại nhiều thông tin về thân thế của nhân vật này. Tuy nhiên, khảo cứu sách sử Trung Quốc tìm được manh mối Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết gia thời nhà Minh, xây dựng Tây du ký dựa trên Đại Đường Tây Vực ký và các câu truyện dân gian nhỏ lẻ.
Mặc dù trong Tây du ký không nói rõ Sa Tăng là hiện thân của loài gì, nhưng điều đó được thể hiện một cách gián tiếp trong Đại Đường Tây Vực ký.
Theo đó, Huyền Trang trên đường đi lấy kinh phật đã gặp thách thức là một sa mạc cát lún rộng 800 dặm. Đã vậy, khi Đường Tăng ở giữa đường vô tình làm đổ túi nước, đến nỗi bị ngất xỉu vì không uống được nước trong 4 - 5 ngày.
Trong lúc ông đang hấp hối và tưởng chừng cầm chắc cái chết trong tay thì bỗng thấy một người đàn ông cao lớn, râu ria xồm xoàm kêu ông: Dậy đi, phía trước không xa có nước đó.
Huyền Trang giật mình tỉnh giấc nên nhất quyết lên lưng ngựa và được ngựa cõng về phía trước. Nhà sư không cần đi quá xa là đã nhìn thấy dòng suối. Dòng nước đó đã cứu sống Huyền Trang và khơi dòng Phật học chảy từ Ấn Độ sang Trung Quốc.
Sau đó, Huyền Trang được người dân địa phương kể rằng người đã nói chuyện với ông chính là thần bảo hộ sa mạc. Khi Ngô Thừa Ân viết Tây du ký, ông đã biến 800 dặm cát lún thành Lưu Sa hà dài tám trăm dặm mà lông ngỗng rơi xuống cũng chìm.
Trước kia người ta tưởng Ngô Thừa Ân chỉ thuận bút mà hư cấu chi tiết này nhưng chi tiết lông ngỗng chìm trên sông là có thật vì cát mà đã lún thì có cái gì trên đó không chìm đâu. Do đó, Sa Tăng có thể là hiện thân thần cát lún. Sa, theo chữ Hán nghĩa là cát.
800 dặm cát lún thành Lưu Sa hà dài tám trăm dặm - Ảnh minh họa.
Còn trên thực tế, người đã cứu sống Đường Tăng khi cận kề cái chết có thể là một người vùng Tây Vực (chỉ các quốc gia ở phía tây nhà Đường thời đó). Hình ảnh một người đàn ông râu ria xồm xoàm phù hợp với hình ảnh của những người Tây Vực khi đó.
Các lái buôn thời ấy thường thuê người bản địa gồng gánh hàng băng qua các con đường hiểm trở cũng phù hợp với Sa Tăng chăm chỉ gánh hành lý trong truyện.
Dựa vào chi tiết 800 dặm cát lún thành Lưu Sa hà dài tám trăm dặm, nơi mà lông ngỗng rơi xuống cũng chìm thì Sa Tăng rất có thể là hiện thân của thần cát lún. Như vậy, rất có thể Sa Tăng chính là người Tây Vực.
Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán. Đối với người Nhật, Sa Tăng lại được cho là có liên quan đến Kappa, loài lưỡng cư nổi tiếng ở Nhật Bản có một phần đầu trũng xuống, miệng như mỏ chim, chân ếch, thân và mai của ba ba. Loài này vô cùng nguy hiểm vì thường lẻn tấn công gia súc và con người để ăn nội tạng.
Sa Tăng trong mắt người Nhật.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, người Nhật tin rằng nhà Sa Tăng có đỉnh đầu nhẵn nhụi, tóc xù xung quanh, ngoại hình xấu xí.
Sa Tăng đã nhảy ra khỏi sông lên cạn, rồi từ trên cạn nhảy ùm xuống sông rất dễ dàng. Liệu có thể là gì khác nếu đó không phải là một Kappa?
Khi Tây du ký du nhập vào Nhật Bản (thời Minh Trị), người Nhật tin rằng nhà Sa Tăng giống hệt Kappa và cây trượng hình nửa mặt trăng của hắn có lẽ là nông cụ có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Chưa kể Kappa là loài rất sợ khỉ, điều này trùng khớp với việc Sa Tăng luôn tỏ ra sợ hãi trước Tôn Ngộ Không.
Vì vậy, bất cứ khi nào người Nhật chuyển thể Tây du ký, từ truyện, tranh ảnh đến phim ảnh, truyền hình, hình ảnh Sa Tăng đều được đặt thành một Kappa với mái đầu nhẵn nhụi và những chỏm tóc lông bông.
Câu hỏi đặt ra là Đường Tăng chỉ đi đến tây phương để thỉnh kinh thì làm sao ông có thể tìm kiếm một đồ đệ là Kappa vốn chỉ có ở Nhật. Nhưng vào thời kỳ Ngô Thừa Ân sống thì đã có sự giao lưu mạnh mẽ văn hóa giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Rất có thể Ngô Thừa Ân cũng chịu ảnh hưởng từ những câu chuyện dân gian của Nhật để xây dựng một hình tượng nhân vật kỳ lạ yêu không ra yêu mà người cũng không phải người.
Theo Người đưa tin
Bạn đang xem: Sa Tăng với thân thế gây tò mò: Là người Tây Vực hay Nhật Bản?
Chuyên mục: Giải trí
Các bài liên quan
- 'Đường Tăng đẹp nhất màn ảnh' Tây du ký: Hết thời vất vả đi hát rong mưu sinh
- Bê bối lớn nhất đoàn phim 'Tây du ký 1986'
- 7 yêu tinh nhện 'Tây du ký' đòi bỏ phim vì trang phục hở bạo, đạo diễn làm gì?
- Linh Cát Bồ Tát trong 'Tây du ký' 1986 qua đời
- Tình duyên lận đận của mỹ nhân Tây du ký trước khi chồng doanh nhân bị bắt
- Cuộc sống của 'Bạch Cốt Tinh' trong 'Tây du ký 1986' ở tuổi 79