Rau ngót bổ dưỡng nhưng đại kỵ với những người sau

Rau ngót trong Đông y được ví như loại thảo dược có ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai ăn rau ngót cũng tốt.

BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, theo Đông y, rau ngót tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng.... Thành phần dinh dưỡng của rau ngót chứa lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật.

Rau ngót cung cấp chất xơ quý, giúp tiêu hóa dễ dàng, tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch.

Trong 100g rau ngót chứa: canxi 169mg; sắt 2,7mg; magiê 123mg; mangan 2.400mg; phospho 65mg; kali 457mg; natri 25mg; kẽm 0,94mg; đồng 190μg, vitamin C 185mg và vitamin A 6.650μg.

Rau ngót có hàm lượng vitamin A, C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch.

Rau ngót là loại rau phổ biến, bình dân, giá rẻ mà bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các chợ, cửa hàng thực phẩm hay siêu thị. Rau ngót vị thanh mát, tính hàn, phù hợp với khẩu vị mọi thành viên trong gia đình từ em bé, người trưởng thành đến những thành viên lớn tuổi hơn.

Không chỉ giúp giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, rau ngót còn được coi là bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp, bệnh tươi lưỡi, đái dầm, đau mắt đỏ, trị nám da và là nguyên liệu của những nước uống giải độc.

Rau ngót bổ dưỡng nhưng đại kỵ với những người sau-1
 Ai nên hạn chế dùng rau ngót?

Những người nên hạn chế ăn rau ngót?

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Đoàn Hồng – chuyên khoa dinh dưỡng khuyên những người này không nên ăn rau ngót:

Phụ nữ đang mang thai

Rau ngót chứa lượng lớn chất papaverin tác dụng hỗ trợ giảm đau, hạ huyết áp, co giãn cơ trơn của mạch máu. Khi ăn nhiều rau ngót, chất papaverin trong rau có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai.

Đặc biệt trong rau ngót sống, độc tính của rau còn mạnh mẽ hơn. Do đó các bà mẹ mang bầu tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống.

Người kém ăn, mất ngủ, người cao tuổi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rau ngót tác dụng phụ là gây khó thở, giảm ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và thể chất yếu.

Những tác dụng phụ có thể giảm thiểu bằng quá trình nấu nướng, do đó những người tiền sử chán ăn, mất ngủ hay người lớn tuổi nên tránh uống nước rau ngót sống, nếu ăn rau ngót đã nấu chín cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ.

Người còi xương, loãng xương, thiếu canxi

Dù rau ngót chứa nhiều canxi nhưng sự có mặt của glucocorticoid trong rau ngót lại làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Vì vậy người bị còi xương, loãng xương hay đang thiếu canxi thì không nên ăn nhiều rau ngót.

Trên đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn rau ngót. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên nên cân nhắc khi ăn rau ngót. 

Bạn đang xem: Rau ngót bổ dưỡng nhưng đại kỵ với những người sau

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chủ đề:

Chia sẻ bài viết