Những trường hợp nào trên ôtô của bạn bị hãng từ chối bảo hành?
Chính sách bảo hành áp dụng cho ôtô mới có sự khác biệt cơ bản giữa các dòng xe và hãng xe. Không phải trường hợp độ, chế, lắp thêm phụ kiện nào cũng bị từ chối bảo hành chính hãng.
Video: 10 biểu hiện trên ôtô dự báo tốn nhiều tiền sửa
chữa.
Mỗi chiếc ôtô mới đều được bán kèm chính sách bảo hành. Thời
gian bảo hành ôtô chính hãng thường là 3-5 năm
(tương đương 100.000km - 150.000 km) đối với ôtô con, 2 năm hoặc
50.000km đối với ôtô khách và tối thiểu 1 năm hoặc 30.000km đối với
các loại ôtô khác. Thậm chí, một số dòng xe có thời hạn bảo hành
lên tới 10 năm hoặc 100.000-200.000 km cùng loạt điều kiện đi kèm.
Hãng có thể từ chối bảo hành đối với trường hợp người dùng hoặc chủ
xe không đáp ứng đủ điều kiện đã đề ra.
Xe độ, chế, lắp thêm thiết bị có được bảo hành
không?
Việc lắp thêm phụ tùng, độ, chế thêm chi tiết tại các cơ sở tư
nhân diễn ra phổ biến hiện nay. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà
hãng sẽ xem xét có bảo hành cho khách hàng hay không. Thông thường,
hãng xe từ chối bảo hành đối với những chiếc xe có sự can
thiệp gây ảnh hưởng đến hệ thống vận hành, hệ thống điện hay các
thiết bị điện tử trên xe hoặc khi kỹ thuật viên xác định lỗi, sự
hỏng hóc đó xuất phát từ lỗi người dùng.
Chính sách bảo hành áp dụng cho ôtô mới có sự khác biệt cơ bản giữa các dòng xe và hãng xe. |
Đối với xe độ, lắp thêm phụ tùng, một số hãng sẽ xem xét ở
từng trường hợp cụ thể. Nếu bảo hành cho những trường hợp này, hãng
xe yêu cầu chủ xe xác nhận bằng văn bản về việc lắp phụ tùng
ôtô không chính hãng và từ chối bảo hành những bộ phận đó,
chỉ bảo hành những chi tiết còn nguyên bản, chưa bị "bên ngoài" can
thiệp (như thước lái, hộp số...). Ở những trường hợp như thế này,
chủ xe phải có thêm bước chứng minh việc bảo dưỡng bên ngoài không
ảnh hưởng đến bộ phận đó.
Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm sử dụng ôtô, việc
chứng minh là rất khó bởi các chi tiết, linh kiện trên ô tô đều có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một thành phần không đúng
chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến các thành phần khác. Cho nên, về nguyên
tắc, hãng có thể thẳng thừng từ chối bảo hành những chiếc xe đã qua
độ, chế hoặc không tuân thủ lịch bảo dưỡng, bảo dưỡng ở bên
ngoài.
Không phải trường hợp độ, chế, lắp thêm phụ kiện nào cũng bị từ chối bảo hành chính hãng. |
Ví dụ như vụ việc chiếc KIA Carnival 2022 tại TP HCM bó máy bị
từ chối bảo hành hay nhiều vụ tương tự xảy ra gần đây, các chuyên
gia khuyến cáo, trong thời gian xe còn bảo hành, chủ xe nên ưu tiên
bảo hành chính hãng, đúng lịch và xác định khi độ, chế, lắp thêm
phụ kiện sẽ bị mất khá nhiều quyền lợi bảo hành và đối diện rủi ro
bị hãng từ chối bảo hành là rất cao.
Những trường hợp không được bảo hành
1. Sử dụng phương tiện không đúng mục đích nhà sản xuất đặt
ra
Mỗi một dòng xe được tạo ra nhằm đáp ứng những mục đích khác
nhau. Do đó, bạn cần sử dụng xe theo đúng mục đích nhà sản xuất đặt
ra. Chẳng hạn, không nên dùng xe sedan, hatchback vào những mục
đích như xe đua, off-road hoặc chở quá mức trọng tải cho phép,...
Ngoài ra, những chiếc xe hư hỏng do tham gia đua xe, biểu tình,…
cũng bị hãng ngó lơ.
2. Từ chối bảo hành do các yếu tố bất khả kháng
Nếu bị hư hỏng bởi những yếu tố bất khả kháng như thiên tai,
hỏa hoạn, nạn trộm cắt vặt, tai nạn, ô tô thường bị hãng từ chối
bảo hành. Ngoài ra, một số hãng xe cũng không bảo hành đối với
những chiếc xe có dấu hiệu "tua" công-tơ-mét, ngắt kết nối khiến kỹ
thuật viên không xác định được chính xác quãng đường mà xe đã
chạy.
Mỗi một dòng xe được tạo ra nhằm đáp ứng những mục đích khác nhau. Do đó, bạn cần sử dụng xe theo đúng mục đích nhà sản xuất đặt ra. |
3. Xe bị thiệt hại, hư hỏng do bảo quản hoặc vận chuyển xe
không đúng cách
Trong quá trình sử dụng, nếu chủ xe thiếu kinh nghiệm chăm
sóc, bảo quản hoặc vận chuyển xe không đúng cách, gây ra những hỏng
hóc thì những lỗi này sẽ không được bảo hành chính hãng.
4. Xe đã bảo dưỡng, sửa chữa tại các trung tâm chăm sóc
khác
Những xe đã thực hiện các dịch vụ bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị
tại các cơ sở không chính hãng hoặc không bảo dưỡng tại trung tâm
sửa chữa của nhà sản xuất xe được ghi rõ trong phiếu bảo hành sẽ bị
hãng từ chối bảo hành. Vì thế, khi mua ô tô mới, chủ xe nên dành
thời gian tham khảo kỹ các điều khoản về bảo hành, trao đổi rõ hơn
với nhân viên tư vấn về những vấn đề chưa hiểu liên quan đến chính
sách bảo hành để tự mình đảm bảo quyền lợi cho quá trình sử dụng
sau này.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Những trường hợp nào trên ôtô của bạn bị hãng từ chối bảo hành?
Chuyên mục: Xe
Chia sẻ bài viết