Những người nên hạn chế ăn rau đay
Rau đay là loại rau tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn rau đay.
Tác dụng của rau đay với sức khoẻ
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, các loại rau như rau đay, rau dền, rau ngót là những loại giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C (179 - 64 - 52mg%), hàm lượng sắt (2,8 - 2,5 - 2,1mg%), giàu các muối khoáng, vi khoáng, lượng protein cao gấp 3 - 5 lần các loại rau khác (3 - 6 g%).
Dưới đây là một số lợi ích của rau đay với sức khoẻ:
Rau đay chứa nhiều vitamin K
Vitamin này hữu ích trong quá trình đông máu. Nó cũng giúp giảm nguy cơ vàng da và kém hấp thụ chất dinh dưỡng.
Rau đay có hàm lượng vitamin B6 cao
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống kém thường ảnh hưởng đến mắt. Nghiên cứu cho thấy vitamin B6, folate và các vitamin khác giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt. Rau đay chứa vitamin B6, ăn rau đay tác dụng tốt cho mắt.
Rau đay chứa sắt
Rau đay rất giàu chất sắt, chứa một lượng lớn 2,73 mg sắt. Đây là khoảng 34,13% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Lá rau đay chứa vitamin A
Vitamin A tốt cho việc đẩy nhanh quá trình chữa lành và tái tạo da. Rau đay nhiều vitamin A rất tốt cho sự phát triển của tế bào và sức khỏe của da.
Ăn rau đay để nhận vitamin C
Lá đay chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong quá trình này, nó cải thiện khả năng chống lại virus và cảm lạnh của cơ thể. Khi bổ sung vitamin C khi bị cúm hoặc cảm lạnh, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng.
Rau đay tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với một số nhóm người.
Có hàm lượng Omega -3 trong rau đay
Chất béo Omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển của não và có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Chất béo Omega-3 cũng có thể được tìm thấy trong rau đay, một nghiên cứu cho thấy lá rau đay chứa hàm lượng chất béo Omega-3 cao nhất so với bất kỳ loại rau nào được báo cáo.
Tuy nhiên rau đay chỉ cung cấp acid alpha-linolenic (ALA), được chuyển đổi thành acid eicosapentaenoic (EPA) và aid docosahexaenoic (DHA) - các dạng hoạt động mà cơ thể cần với tỷ lệ chuyển đổi thấp, ở mức 5-8%, vì vậy hãy coi lá đay là chất đóng góp khiêm tốn vào lượng Omega-3 tổng thể chứ không phải là nguồn mạnh.
Những người không nên ăn rau đay
Tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được rau đay. Báo Vietnamnet dẫn lời Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thuỷ - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Cơ sở 3 cho biết, dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau đay:
- Người dễ bị tiêu chảy, dễ lạnh bụng không nên nhiều và liên tục. Khi rửa rau đay, không nên làm dập rau, hạn chế vò rửa quá kỹ làm mất chất nhầy.
- Người khỏe mạnh khi ăn một lượng rau đay vừa phải, khoảng 2-5 lần/tuần giúp thúc đẩy nhu động đường ruột nhưng nếu ăn nhiều lại gây khó tiêu. Vì thế, người bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn quá nhiều.
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên ăn nhiều rau đay vì gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và trí não.
Trên đây là những người không nên ăn rau đay. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại rau này nhé.
Bạn đang xem: Những người nên hạn chế ăn rau đay
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Lý do mới khiến người cao huyết áp nên uống trà, cà phê
- 10 bài thuốc trị bệnh từ lá trà xanh, dùng đúng để mang lại lợi ích cho sức khoẻ
- Ca đẻ non Khôi - Nguyên và lời xin lỗi của vị bác sĩ đến từ Hà Lan
- Loại quả Việt được ví như 'sâm xanh', vừa bổ máu vừa ngừa loãng xương cực tốt
- Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ?
- Loại rau Việt không trồng vẫn um đầy vườn, là 'thần dược' tốt hơn cả nhân sâm