Những lưu ý cho game thủ khi mua và lựa chọn ghế gaming
Ghế gaming là một trong những phụ kiện không thể thiếu của các gamer chuyên nghiệp. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, META.vn sẽ chia sẻ những lưu ý cho game thủ khi mua và lựa chọn ghế gaming. Các bạn tham khảo nhé!
Ghế gaming là một trong những phụ kiện không thể thiếu của các gamer chuyên nghiệp. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, META.vn sẽ chia sẻ những lưu ý cho game thủ khi mua và lựa chọn ghế gaming. Các bạn tham khảo nhé!
Nội dung
Những lưu ý cho game thủ khi mua và lựa chọn ghế gaming
Về thiết kế
- Kiểu dáng và màu sắc: Ghế gaming hiện nay có rất nhiều mẫu mã đa dạng cùng nhiều màu sắc rất bắt mắt. Nếu bạn là một gamer thích sự đơn giản thì có thể lựa chọn các loại ghế một màu như đen, trắng, xám… Nếu bạn thích những mẫu thiết kế độc đáo, hầm hố thì có thể lựa chọn các loại ghế game có nhiều màu sắc mạnh như đỏ đen, đen trắng… kết hợp với các hình vẽ độc đáo được trang trí trên ghế để thể hiện sự cá tính của mình.
- Kích thước: Bạn nên chọn một chiếc ghế game phù hợp với không gian và diện tích phòng mình. Bạn cũng nên chọn loại ghế có kích thước phù hợp với kích thước cơ thể và dáng người để tránh tình trạng bị khó chịu hay đau lưng, mỏi người khi ngồi.
- Chất liệu: Về chất liệu thì bạn nên chọn những loại ghế được thiết kế bọc da để có cảm giác thoải mái nhất khi ngồi. Các loại ghế gaming ở phân khúc tầm trung và cao cấp thường được thiết kế với lớp da PU hoặc da thật. Do vậy, bạn có thể tham khảo các sản phẩm ở những phân khúc này.
Về tính năng
Ghế gaming ở phân khúc tầm trung và cao cấp thường được trang bị gối tựa đầu, gối tựa lưng hoặc bộ phận kê chân. Ghế game ở phân khúc giá rẻ thường không có tính năng gì đặc biệt. Do vậy bạn nên chọn các loại ghế ở phân khúc tầm trung hay cao cấp để có trải nghiệm tuyệt vời và thoải mái nhất. Bạn nên chọn các loại ghế có thể ngả ra được sẽ thoải mái hơn, giúp bạn có thể chọn tư thế ngồi chơi game phù hợp. Đối với nhân viên văn phòng thì những chiếc ghế game có tính năng ngả ra sẽ giúp bạn có thể ngủ trưa nữa, rất tiện lợi phải không nào?
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại ghế có bánh xe hoặc có thể xoay được, như vậy sẽ tiện lợi hơn cho bạn di chuyển ghế, thay đổi vị trí dễ dàng mà không cần phải đứng dậy để như các loại ghế game có thiết kế chân cố định.
Về giá bán
Giá ghế gaming phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết kế, tính năng đặc biệt, thương hiệu… Giá ghế chơi game được chia làm ba phân khúc như sau:
- Phân khúc cao cấp: Giá ghế chơi game ở phân khúc cao cấp dao động trong khoảng từ 7 đến 20 triệu đồng. Nếu bạn là một gamer “chịu chơi” hoặc có điều kiện kinh tế thì có thể lựa chọn cho mình những chiếc ghế gaming xịn sò và cao cấp để có được trải nghiệm chơi game tuyệt vời nhất.
- Phân khúc tầm trung: Giá ghế gaming ở phân khúc này dao động trong khoảng từ 2 đến 6 triệu đồng. Nếu bạn là gamer không có quá nhiều yêu cầu về ghế chơi game những vẫn muốn sở hữu một chiếc ghế game chất lượng tốt với mức giá vừa phải hoặc khả năng tài chính hạn chế, bạn có thể chọn các loại ghế ở phân khúc tầm trung.
- Phân khúc giá rẻ: Ghế game ở phân khúc giá rẻ có giá bán tầm dưới 1 triệu đồng. Những chiếc ghế game ở phân khúc này không có các tính năng đặc biệt như những sản phẩm ở phân khúc cao cấp và tầm trung. Thiết kế của chúng giống những chiếc ghế bình thường ở quán nét hay văn phòng. Nếu bạn là một gamer hay streamer chuyên nghiệp thì nên chọn các sản phẩm ở tầm cao cấp hoặc tầm trung để đảm bảo làm việc hiệu quả cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Về thương hiệu
Thị trường kinh doanh ghế gaming ngày càng phát triển và có nhiều thương hiệu với thiết kế, mẫu mã và giá bán khác nhau. Để lựa chọn được sản phẩm chất lượng tốt và uy tín, bạn nên ưu tiên chọn các thương hiệu nổi tiếng như Asus, E-DRA, Warrior, Vitra… Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những địa chỉ bán hàng uy tín để tránh “tiền mất tật mang” nhé.
Có nên mua ghế game cũ, thanh lý từ quán net không?
Ghế game cũ được thanh lý từ các quán net có giá khá rẻ. Nếu may mắn, bạn có thể lựa chọn được chiếc ghế còn khá mới với chất lượng ổn định. Tuy nhiên, ghế gaming cũ thường có tuổi thọ không cao và hay hỏng hóc, bởi vì những chiếc ghế này đã được sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Khi mua ghế game cũ thường gặp nhiều rủi ro như ghế nhanh hỏng, chi phí sửa chữa hay thay thế phụ kiện lớn, không có bảo hành... Do vậy, nếu có điều kiện bạn nên mua ghế mới để có được những trải nghiệm tốt nhất nhé.
Gợi ý top ghế chơi game bán chạy nhất hiện nay
Ghế game E-Dra Jupiter M EGC204
Thông số kỹ thuật
- Chất liệu: Da PU.
- Tải trọng: 120kg.
- Độ ngả ghế: 150 độ.
- Có kê chân.
- Kích thước sản phẩm: 660mm x 550mm x 1100mm.
- Trọng lượng sản phẩm: 27kg.
- Bảo hành: 12 tháng.
- Giá sản phẩm: 2.200.000 đồng.
Ghế chơi game Warrior Archer Series WGC403
Thông số kỹ thuật
- Chất liệu: Da PU.
- Độ ngả ghế: 135 độ.
- Độ xoay ghế: 180 độ.
- Bảo hành: 12 tháng.
- Giá sản phẩm: 4.390.000 đồng.
Ghế game Vitra Xracing X200 Plus
Thông số kỹ thuật
- Chất liệu: Da PU, đệm đúc 100%, khung thép chịu lực.
- Tải trọng: 180kg.
- Có kê chân.
- Bảo hành: 12 tháng.
- Giá sản phẩm: 3.200.000 đồng.
Ghế Aerocool Gaming Chair Earl Steel Blue
Thông số kỹ thuật
- Chất liệu: Giả da.
- Tải trọng: 150kg.
- Độ ngả ghế: 180 độ.
- Trọng lượng sản phẩm: 17kg.
- Bảo hành: 24 tháng.
- Giá sản phẩm: 3.270.000 đồng.
Ghế Gaming Asus ROG Chariot SL300C (RGB)
Thông số kỹ thuật
- Chất liệu: Da PU, khung kim loại chịu lực.
- Độ ngả ghế: 145 độ.
- Góc quay điểm tựa tay: 360 độ.
- Bảo hành: 24 tháng.
- Giá sản phẩm: 16.500.000 đồng.
>>> Khám phá thêm: Top 5 ghế chơi game cao cấp, chính hãng, giá tốt không thể bỏ qua
Mua ghế gaming chính hãng, giá tốt ở đâu Hà Nội & TP. HCM?
META.vn là một trong những địa chỉ bán hàng uy tín mà bạn có thể lựa chọn khi có nhu cầu mua ghế chơi game.
Trên đây là những lưu ý cho game thủ khi mua và lựa chọn ghế gaming. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mình nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Bạn đang xem: Những lưu ý cho game thủ khi mua và lựa chọn ghế gaming
Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật
Các bài liên quan
- Hướng dẫn cài đặt USB Wifi chuẩn N tốc độ 300Mbps TP-Link TL-WN823N
- Top 5 dàn âm thanh Sony được ưa chuộng nhất hiện nay
- Review dàn âm thanh Sony 5.1 BDV-E4100 1000W
- Cách sử dụng bảng vẽ điện tử cho người mới bắt đầu chi tiết nhất
- Cách kết nối Wacom với máy tính, cách cài đặt và sử dụng bảng vẽ Wacom
- Đánh giá: Bảng vẽ XP-Pen có tốt không? Có nên mua không?