Những đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh Whitmore
Theo các chuyên gia, bệnh Whitmore có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh và bệnh dễ tiến triển nặng hơn.
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore sống trong bùn đất, nước bị ô nhiễm.
Ảnh đồ họa: Hương Giang
Môi trường sinh sống trong tự nhiên của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (gây bệnh Whitmore) là bùn đất, nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn này lây sang người thông qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp, khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn.
Do đó, những người thường xuyên làm việc trong môi trường này như người lao động, nông dân có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, các đối tượng có cơ địa đặc biệt như người nghiện rượu, người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, gout, bệnh lý gây suy giảm miễn dịch thì sẽ có nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
Cụ thể, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể lây nhiễm bằng những con đường sau:
Lây qua hệ tiêu hóa, hô hấp do uống nước hoặc hít phải bụi bẩn tại những nơi nhiễm vi khuẩn.
Các vết thương tiếp xúc trực tiếp với đất/nước/bùn/động vật chết nhiễm khuẩn.
Người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn cũng có thể truyền sang con qua tuyến sữa.
Người hay phải tiếp xúc, làm việc trong môi trường bùn, đất
Do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong bùn đất gây nên những người thường xuyên phải làm việc với môi trường bùn đất là đối tượng đầu tiên dễ mắc bệnh. Nó chủ yếu lây nhiễm qua con đường khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.
Vậy nên, cách tốt nhất để phòng tránh đó là mọi người nên có đồ bảo hộ như giày, ủng, găng tay khi làm việc. Đặc biệt, nếu đang bị thương cần tránh tuyệt đối tiếp xúc với bùn đất.
Những người miễn dịch yếu, bị mắc các căn bệnh mạn tính
Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang bị mắc các căn bệnh mạn tính. Vì thời gian ủ bệnh của Whitmore khá lâu nên nhiều người sẽ lầm tưởng rằng, mình chỉ đang bị ốm thông thường.
Một số người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận, suy gan, phổi... cũng cần đặc biệt lưu ý. Các đối tượng này khi bị mắc bệnh sẽ có những diễn biến phức tạp và nặng hơn rất nhiều so với đối tượng khác.
Chính vì vậy, nếu thấy có biểu hiện như sốt cao, ho, đau tức ngực, đau cơ, tiêu chảy, suy hô hấp,... bạn nên đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Những người sống tại nơi đang phát bệnh
Một con đường khá phổ biến dễ gây nhiễm bệnh đó chính là qua đường không khí. Khi bạn hít phải bụi bẩn có chứa vi khuẩn tại nơi đang phát bệnh, thì rất có thể bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Biện pháp tốt nhất trong trường hợp này là hãy luôn sử dụng khẩu trang, che chắn cẩn thận, vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ... và đặc biệt đừng quên tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Bạn đang xem: Những đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh Whitmore
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nhiều bệnh nhân cao tuổi ở Quảng Ninh nhiễm bệnh Whitmore
- Bệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầm
- Bệnh nhân mắc bệnh Whitmore ở Thanh Hoá đã tử vong
- Cảnh báo việc cười vô cớ có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
- Bộ Y tế khuyến cáo 7 biện pháp phòng bệnh Whitmore
- Bé trai 15 tuổi tử vong vì bệnh Whitmore