Những dịch bệnh diễn biến nóng nhất tại Hà Nội
Dù đã hạ nhiệt nhưng mỗi ngày Hà Nội vẫn ghi nhận hơn 80 ca Covid-19 mới. Bên cạnh đó, bệnh nhân sốt xuất huyết cũng đã bật tăng trở lại sau một tuần hạ nhiệt.
Mỗi ngày Hà Nội có thêm 81 F0
Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 570 ca mắc Covid-19, 0 trường hợp tử vong. Số ca mắc giảm 3,4% so với tuần trước (590 ca).
Trung bình mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận 81 F0 mới. Bệnh nhân ghi nhận tại 25/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó một số quận huyện ghi nhận số mắc cao như: Đông Anh (83), Sóc Sơn (64), Bắc Từ Liêm (60), Đống Đa (43).
Cộng dồn trong năm 2022, thành phố đã phát hiện 1.586.482 ca mắc Covid-19, 1.033 ca tử vong.
Năm 2022, Hà Nội cũng đã tiến hành giải trình tự gen 470 mẫu bệnh phẩm dương tính tại cộng đồng, hiện biến thể Omicron vẫn là biến thể lưu hành chính đã được phát hiện tại 30/30 quận huyện với 448/470 mẫu (95,3%) nhiễm biến thể Omicron; còn lại 22/470 mẫu (4,7%) nhiễm biến thể Delta.
Biến thể BA.5 và các dòng phụ của nó tiếp tục chiếm ưu thế và đã ghi nhận tại 24/30 quận, huyện.
Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, tình hình dịch vẫn đang được kiểm soát, số ca mắc trong tuần ghi nhận giảm so với tuần trước.
Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tiêm chủng liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cấp bổ sung vaccine cho nhóm đối tượng này (104.000 liều).
Bệnh nhân sốt xuất huyết bật tăng trở lại
Sau một tuần hạ nhiệt, lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội đã bật tăng trở lại.
Cụ thể, trong tuần 44, thành phố có thêm 1.312 ca mắc, 0 ca tử vong. Số ca mắc tăng 8,9% so với tuần trước (1.205/3).
Phân bố số ca mắc/nghi mắc sốt xuất huyết Dengue theo
tuần.
Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã, một số đơn vị có số ca mắc cao là: Hà Đông (148), Thanh Oai (127), Phú Xuyên (110), Đống Đa (101).
Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 10.716 ca mắc sốt xuất huyết, 12 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (3.020 ca mắc, 0 ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.
Túyp virus Dengue lưu hành đã xác định được là: DENV1 và DENV2, DENV4.
Về các ổ dịch, trong tuần Thủ đô cũng ghi nhận thêm 58 ổ dịch mới tại: Hoàng Mai (16), Thanh Oai (6), Bắc Từ Liêm (5), Hà Đông (5), Thanh Trì (5), Hai Bà Trưng (5), Chương Mỹ (3), Đống Đa (3), Phú Xuyên (2), Long Biên (2), Hoài Đức (2), Gia Lâm (1), Đan Phượng (1), Phúc Thọ (1), Tây Hồ (1).
Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
Cộng dồn năm 2022, Hà Nội đã ghi nhận 871 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện. Hiện tại còn 143 ổ dịch đang hoạt động, tại 24 quận, huyện.
Trong đó một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân: thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất (200); Phượng Trì, Phùng, Đan Phượng (73); Ngọc Đình, Hồng Dương, Thanh Oai (53).
Trong tuần, lực lượng chức năng đẩy mạnh giám sát điều tra xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết tại: ổ dịch Vũ Lăng, Dân Hòa, Thanh Oai; ổ dịch ngõ 62 Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa; ổ dịch thôn Thao Nội, Sơn Hà, Phú Xuyên.
Theo CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.
Thành phố cũng sẽ tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao. Từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.
Ca mắc tay chân miệng tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ
Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 12 trường hợp mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, số ca mắc giảm 5 trường hợp so với tuần trước (17/0). Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 1.572 ca mắc, 0 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2021 (212/0).
Phân bố số ca mắc tay chân miệng theo tuần năm 2021,
2022.
Trong khi đó trên toàn khu vực miền Bắc tuần qua đã ghi nhận 22 trường hợp mắc tay chân miệng, không có tử vong. So với tuần trước số ca mắc giảm 66%.
Tích lũy từ đầu năm 2022 đến nay, miền Bắc ghi nhận 7.329 trường hợp mắc tay chân miệng, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2021 (1.681), số ca mắc tăng gấp 3 lần.
Bạn đang xem: Những dịch bệnh diễn biến nóng nhất tại Hà Nội
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Giám đốc CDC Mỹ: Đại dịch tiếp theo có thể là cúm
- Dịch bệnh kỳ lạ đang lan rộng khiến nhiều người Mỹ bị ốm kéo dài
- Dịch bệnh đậu mùa khỉ khó được dập tắt trong tương lai gần
- Virus Adeno có thể gây dịch bệnh mới không?
- WHO 'báo động đỏ': Nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em
- WHO họp khẩn về nguy cơ bùng phát dịch bệnh mới