Nguyên nhân và cách khắc phục nồi cơm điện bị cháy tại nhà
Khi nấu cơm bằng nồi cơm điện, một số gia đình có thể bắt gặp tình trạng nồi cơm của mình bị cháy. Xem ngay bài viết này để nắm rõ được nguyên nhân và cách khắc phục khi nồi cơm điện bị cháy nhé!
1Tại sao nồi cơm điện nấu cơm bị cháy?
Rơ le nhiệt bị lờn
Cơm thường bị cháy (khê) khi nấu bằng những nồi cơm điện cũ, đã sử dụng lâu ngày. Vì qua một thời gian dài sử dụng, nồi thường có hiện tượng nhảy nút sớm khi cơm chưa chín làm người dùng phải ấn nút nấu nhiều lần.
Dần dần, thói quen này đã làm lò xo nén giữa đít nồi và rơ le nhiệt bị giãn ra, lực nén yếu làm rơ le nhiệt không còn nhạy khi cơm chín khiến cơm dễ cháy khét.
Với lỗi này, bạn không nên tự ý tháo ra hoặc tự sửa tại nhà nếu không có chuyên môn. Hãy đem nồi cơm điện ra tiệm hoặc trung tâm bảo hành để được thợ kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng nhé.
Chất lượng nồi kém
Nồi cơm dùng lâu quá sẽ dễ bị hỏng, đặc biệt là ở những nồi chất lượng kém. Khi đó, lòng nồi không còn lớp chống dính và nồi bị móp méo cũng làm ảnh hưởng đến cơm khi nấu, khiến cơm bị cháy khét tạo mùi khó chịu, không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, nếu nồi nhà bạn đang bị tình trạng như trên, thì bạn hãy cân nhắc chọn mua một chiếc nồi mới để đảm bảo chất lượng bữa ăn hằng ngày của gia đình. Một số thương hiệu nồi cơm điện uy tín, chất lượng mà bạn có thể tham khảo để chọn mua như: Philips, Cuckoo, Kangaroo,...
Khi mua nồi cơm điện mới, bạn hãy xem xét chọn nồi có dung tích phù hợp với số thành viên trong gia đình. Lượng gạo tương ứng với dung tích nồi khi nấu sẽ giúp cơm ngon và thơm dẻo hơn so với việc nấu trong nồi có dung tích quá to hoặc quá nhỏ. Một số gợi ý chọn mua dung tích nồi phù hợp như:
- Dưới 1 lít: Phù hợp cho những bạn sống một mình hoặc gia đình có từ 1- 2 người.
- Từ 1 - 1.5 lít: Phù hợp cho gia đình ít thành viên từ 2 - 4 người.
- Từ 1.6 - 2 lít: Phù hợp cho những gia đình có số thành viên từ 4 - 6 người.
- Trên 2 lít: Phù hợp cho gia đình đông người, có từ 6 - 8 thành viên.
Cách làm cơm hết mùi khê
Cơm nấu khi bị khê sẽ không có cách nào làm cho ngon trở lại, kèm theo đó là mùi khê rất khó chịu, ảnh hưởng đến cả phần cơm phía trên. Bạn hãy làm theo những mẹo dưới đây để loại bỏ mùi cơm khê hiệu quả nhé:
- Cách 1: Dùng một cái khăn sạch che kín mặt cơm rồi cho ít than hoa lên trên. Đậy kín nồi khoảng 15 phút rồi mở ra, mùi khê của cơm sẽ được than hút sạch.
- Cách 2: Khi cơm khê, lập tức tắt bếp và đặt vào trong nồi cơm một miếng vỏ bánh mì rồi đậy nắp lại. Khoảng 5 phút sau, vỏ bánh mì sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm.
- Cách 3: Một cách nữa là lấy phần đầu hành lá, cắt khoảng vài khúc rồi cắm vào cơm. Sau đó đậy nắp để yên một lúc rồi mở ra, cơm sẽ hết mùi khê.
- Cách 4: Trong trường hợp cơm khê quá nặng, hãy xới hết phần cơm không bị khê phía trên ra, cho vào một nồi khác. Sau đó đem ngâm nồi này vào một chậu nước để nơi thoáng mát khoảng 10 phút, mùi khê sẽ vơi đi nhiều. Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này sẽ khiến cơm bị nguội đôi chút.
Bắt nguồn từ hành vi của người dùng
Hành vi người dùng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc cơm khê và nồi cơm điện bị cháy. Vì nồi chịu tác động, được sử dụng dưới tay người dùng. Nếu nồi không được sử dụng đúng với chức năng, làm sạch, kiểm tra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến các thiết bị bên trong.
Một số hành vi có thể làm ảnh hưởng đến nồi gây cơm cháy như: nấu các món ăn mà hướng dẫn sử dụng không cho phép, chà rửa/cọ xát làm tróc lớp chống dính, không vệ sinh kỹ lưỡng,... Bạn hãy cân nhắc và đọc hướng dẫn sử dụng nồi thật kỹ để tránh tình trạng vô ý làm nồi cơm điện bị khét nhé!
Tỷ lệ gạo và nước không hợp lý
Ngoài việc sử dụng nồi sai cách, nấu cơm với tỷ lệ không phù hợp cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc cơm bị khê. Vậy nên, bạn hãy chọn ra tỷ lệ nước và gạo khi nấu cơm sao cho phù hợp với loại gạo để cho ra nồi cơm thơm ngon, không bị cháy khét nhé.
2Cách khắc phục nồi cơm điện bị cháy
Cắm phích nhưng nồi cơm điện không sáng
Nguyên nhân: Một số nguyên nhân dẫn đến đèn nồi cơm không sáng dù đã cắm phích là dây phích cắm lỏng, dây kết nối nồi chưa được gắn chặt và nguồn điện không ổn định.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại phích cắm ổ điện và nồi đã chặt ở hai đầu chưa.
- Kiểm tra và khắc phục nguồn điện vào nồi (dây điện hỏng, cháy cầu chì,...).
Nút nhảy sang chế độ hâm dù nước không sôi
Nguyên nhân:
- Do hỏng rơ le nhiệt hoặc bạn đã đặt lòng nồi không khớp với nồi khiến đáy nồi ít tiếp xúc nhiệt làm cơm sống.
- Nồi gặp các tình trạng như: mâm nhiệt bẩn, thức ăn rơi vãi,... ảnh hưởng đến việc nhảy nút nồi cơm.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại bằng cách nhấn lại nút hoặc lấy nồi ra xem có bị bẩn, kẹt vụn thức ăn không.
- Đem nồi ra tiệm hoặc trung tâm bảo hành để được thợ kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng nhé.
Cơm ở đáy nồi bị cháy khét
Nguyên nhân: Nồi cơm điện của bạn gặp tình trạng công tắc nhiệt trễ hoặc chế độ nấu quá lâu làm nồi tiếp xúc với nhiệt lượng lớn trong thời gian dài.
Cách khắc phục: Nhanh chóng kiểm tra công tắc nhiệt, sau đó thay rơ le cho nồi là có thể sử dụng được.
Online giá rẻ quá
hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục được mùi khó chịu do cơm cháy khét gây ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Bạn đang xem: Nguyên nhân và cách khắc phục nồi cơm điện bị cháy tại nhà
Chuyên mục: Máy thực phẩm