Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng cài áo ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan là ngày những người trong Phật giáo báo hiếu cha mẹ. Mùa Vu Lan còn có phong tục bông hồng cài áo, để thể hiện sự hiếu thảo, tri ân, nhưng ít ai biết được nguồn gốc và ý nghĩa của từng loại hoa hồng cài áo. Hãy cùng chúng tôi tham khảo nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng cài áo ngày lễ Vu Lan báo hiếu nhé!
Lễ Vu Lan là ngày những người trong Phật giáo báo hiếu cha mẹ. Mùa Vu Lan còn có phong tục bông hồng cài áo, để thể hiện sự hiếu thảo, tri ân, nhưng ít ai biết được nguồn gốc và ý nghĩa của từng loại hoa hồng cài áo. Hãy cùng Điện máy XANH tham khảo nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng cài áo ngày lễ Vu Lan báo hiếu nhé!
Xem nhanh
1Nguồn gốc bông hồng cài áo mùa lễ Vu Lan
Theo nghiên cứu của GS.TS. Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, bông hồng cài áo mùa lễ Vu Lan bắt nguồn từ các tác phẩm viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng tác năm 1960 ở Sài Gòn.
Thiền sư có một chuyến công tác tại Nhật Bản và người Nhật đã cài lên ngực Thích Nhất Hạnh một hoa hồng trắng. Thấy làm lạ, thiền sư về tìm hiểu và nhận ra ý nghĩa cao đẹp của hành động này. Nhờ đó, tác phẩm vào năm 1962 mang tên "Bông Hồng Cài Áo" và bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật bắt đầu được ra đời.
Hoa hồng biểu trưng cho sự tri ân, hiếu hảo và lòng biết ơn của con đối với cha mẹ, dù cho họ không còn trên cõi đời này. Đồng thời, hoa hồng còn thể hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương.
Những bông hoa hồng mang cho mình những ý nghĩa cao đẹp. Nhờ đó, vào những dịp lễ Vu Lan đều diễn ra phong tục hoa hồng cài áo.
2Ý nghĩa màu sắc của các loài hoa hồng
Ngày Vu Lan sẽ diễn ra phong tục hoa hồng cài áo, mỗi người sẽ cài lên ngực mình một bông hoa hồng để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ, nhưng rất ít người biết được ý nghĩa và màu sắc của từng loài hoa hồng.
Màu đỏ
Những sắc màu đỏ tươi của bông hoa hồng sẽ cài cho những tăng ni phật tử may mắn còn đủ cha và mẹ trên đời, nhằm thể hiện chữ hiếu, sự biết ơn, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ dành cho con.
Nếu bạn đang cài trên ngực mình những bông hoa hồng tươi thắm thì hãy nhớ rằng bạn nên chăm sóc, lo lắng và quan tâm với bố mẹ nhiều hơn và trân trọng những ngày tháng khi còn có cha lẫn mẹ.
Màu hồng
Hoa hồng màu hồng cài cho người nào người nào chỉ còn cha hoặc mẹ. Bạn phải càng biết trân quý hơn, dành những tình yêu thương nhiều hơn nữa đối với các đấng sinh thành, họ đã phải vất vả, cơ cực như thế nào để nuôi dưỡng bạn thành tài như ngày hôm nay.
Người cài hoa hồng màu hồng sẽ còn rất may mắn và hạnh phúc khi còn cha hay mẹ trên đời, phải biết trân trọng, gìn giữ khi còn có thể.
Màu trắng
Màu trắng là màu của ký ức, nhắc nhớ về những kỷ niệm và biểu tượng cho sự chia lìa âm dương. Những bông hoa hồng trắng sẽ cài cho người không còn cha và mẹ trên cõi đời này.
Ngoài ra, hoa hồng trắng còn muốn nhắc nhở con người rằng phải sống thật tốt, ý nghĩa để người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện trần gian.
Song song đó, các tu sĩ còn gửi gắm đến người cài hoa trắng phải nhớ rằng mình đã mất đi cha mẹ, người yêu thương nhất cõi đời thì phải biết hành động sao cho phải với lương tâm.
Màu vàng
Những tu sĩ, thay vì cài hoa hồng đỏ, trắng như những người khác để thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ thì học sẽ cài hoa hồng màu vàng, vì họ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn, đó là tất cả chúng sinh.
Bông hồng vàng đã thể hiện rõ những nghĩa cử cao đẹp này của các tu sĩ, vì họ đã chọn rời bỏ cuộc sống thế tục, đi theo con đường xuất gia. Họ không chỉ báo hiếu cho cha mẹ đã sinh ra mình, họ còn báo hiếu cho cha mẹ ở nhiều đời khác. Các tu sĩ luôn mang trong người một sứ mệnh "trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh".
Theo quan niệm của Phật pháp, màu vàng biểu trưng cho giải thoát và giống như màu của đất. Đất đã chịu cho chúng ta làm bất kỳ việc gì lên chúng như cày bừa, cuốc xới, giẫm đạp, khạc nhổ,.. Họ xem tất cả chúng sinh là cha mẹ, là người thân, họ hàng quen thuộc.
Ngoài ra, màu vàng còn thể hiện sự giác ngộ, buông bỏ, không chấp thủ bất kỳ một ai hay một việc nào khác và luôn giữ cho tâm hồn mình thanh tịnh, an nhiên và nhẹ nhàng.
3Quy tắc cài bông hồng trong ngày lễ Vu Lan
Khi cài bông hồng trong ngày lễ Vu Lan sẽ phải tuân thủ một số những quy tắc như sau:
- Như đã nói ở trên về ý nghĩa màu sắc của các loài hoa hồng, hoa hồng màu đỏ sẽ dành cho người còn có cha và mẹ. Màu hoa hồng nhạt hơn sẽ cài cho người chỉ có còn cha hoặc mẹ, người cài hoa hồng trắng sẽ là người mất cả cha và mẹ. Cuối cùng, hoa hồng vàng sẽ dành cho những tu sĩ.
- Bông hồng sẽ được cài trên ngực áo bên trái của mọi người trong ngày lễ Vu Lan.
- Tùy vào số lượng người tham gia đại lễ mà sẽ có thời gian cài bông hồng khác nhau. Thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ.
- Mọi người tham gia ngày lễ Vu Lan, sẽ xếp thành một hàng ngang, những tăng ni Phật tử sẽ giúp họ cài lên áo những bông hoa hồng.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng cài áo ngày lễ Vu lan báo hiếu. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!
Bạn đang xem: Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng cài áo ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Top 18 loại hoa lan đẹp, dễ trồng nhất ở Việt Nam
- Top 10 bài hát Vu Lan báo hiếu hay và ý nghĩa nhất
- Tổng hợp 15 bài thơ Vu Lan báo hiếu nhớ mẹ ý nghĩa hay cảm động
- Tổng hợp 20+ hình ảnh Vu lan báo hiếu đẹp và ý nghĩa nhất 2021
- Rằm tháng 7 - lễ Vu Lan là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những việc nên làm vào ngày rằm tháng 7