Nghiên cứu mới phát hiện di chứng sau khi mắc COVID-19 ở trẻ em: Ngửi thấy sô cô la có mùi như xăng, chanh có mùi bắp cải thối rữa
Các chuyên gia cho rằng, nhiễm COVID-19 có thể khiến nhiều trẻ em trở nên cầu kì hơn trong ăn uống.
Theo các nhà khoa học, ngày càng có nhiều trẻ em trở nên kén ăn sau khi mắc COVID-19.
Nguyên nhân là do có thể chúng đang bị hội chứng parosmia - một loại rối loạn khứu giác khiến sô cô la có thể có mùi như xăng, hoặc có trẻ lại ngửi thấy chanh có mùi bắp cải thối rữa.
Giới chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn cho các bậc phụ huynh và bác sĩ "để giúp họ nhận biết và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh"
Nguyên nhân là do có thể chúng đang bị hội chứng parosmia - một loại rối loạn khứu giác. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học East Anglia và tổ chức từ thiện Fifth Sense cho biết, một số trẻ em sau khi mắc COVID-19 đã bị ảnh hưởng đến khứu giác một cách kì lạ. Theo đó, trẻ trở nên chán ghét những món ăn từng yêu thích, thậm chí mùi thức ăn cũng thay đổi. Ví dụ, sô cô la có thể có mùi như xăng, hoặc có trẻ lại ngửi thấy chanh có mùi bắp cải thối rữa.
Theo chuyên gia về mùi hàng đầu của Vương quốc Anh, giáo sư tại Trường Y Norwich của Đại học East Anglia, Carl Philpott, căn bệnh này "khiến trẻ em không ăn và nhiều người có thể cảm thấy khó ăn" trong nhiều tình huống.
Giáo sư Philpott, chuyên gia về khứu giác tại Đại học East Anglia, cho biết: "Parosmia được cho là kết quả của việc có ít thụ thể mùi hoạt động khiến một người chỉ có thể nhận biết được một số thành phần của mùi hỗn hợp".
Ông cũng cho biết thêm rằng: Ước tính có khoảng 250.000 người trưởng thành ở Anh đã mắc hội chứng parosmia do nhiễm COVID-19. Nhưng trong vài tháng qua, đặc biệt là kể từ khi Covid bắt đầu quét qua các lớp học vào tháng 9 năm ngoái thì số trẻ em mắc hội chứng này càng tăng lên. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này khiến trẻ em mất cảm giác với thức ăn, và nhiều người có thể cảm thấy khó ăn. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, vấn đề này vẫn chưa thực sự được các chuyên gia y tế công nhận. Họ chỉ nghĩ rằng những đứa trẻ đang là những người ăn khó khăn mà không nhận ra vấn đề tiềm ẩn.
Giáo sư Philpott cũng nói rằng, trong sự nghiệp của mình thì đây là lần đầu tiên ông gặp những bệnh nhân tuổi thiếu niên bị parosmia bởi hội chứng này chỉ thường xuất hiện ở người trưởng thành sau khi mắc COVID-19.
Giới chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn cho các bậc phụ huynh và bác sĩ "để giúp họ nhận biết và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh". Trong số các khuyến nghị, họ cho rằng cha mẹ liệt kê những loại thực phẩm an toàn và tác nhân gây kích thích việc ăn uống của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ thử các loại thực phẩm khác nhau có hương vị nhẹ hơn như mì ống, chuối hoặc phô mai... để xem chúng có thấy dễ ăn hơn không. Hoặc trẻ cũng có thể dùng kẹp mũi hoặc bịt mũi khi ăn để tránh phải ngửi mùi thức ăn thấy khó chịu.
Hướng dẫn cũng gợi ý rằng trẻ em và người lớn nên xem xét việc làm quen với mùi. Điều này liên quan đến việc ngửi thấy ít nhất 4 mùi khác nhau - ví dụ bạch đàn, chanh, hoa hồng, quế, sô cô la, cà phê hoặc hoa oải hương - hai lần một ngày trong vài tháng.
Các chuyên gia trích dẫn ví dụ về cậu bé Malisse Kafi, 11 tuổi, người đã nhiễm COVID-19 vào tháng 9/2021. Kể từ sau khi bị bệnh, cậu bé cảm thấy khó ăn hoặc uống vì mọi thứ đều có vị "như phân và trứng thối".
Mẹ của Cậu bé, bà Dawn Kafi, đến từ Old Swan, Liverpool, cho biết: "Ban đầu, Malisse nghĩ rằng thức ăn của mình đã bị hỏng. Cậu bé nói rằng thực phẩm có vị như phân và cống rãnh và vị nước của trứng thối. Nó ngừng ăn và bịt miệng lại".
Malisse được chẩn đoán mắc bệnh parosmia và được tiêm thuốc xịt mũi steroid, nhưng nó không giúp ích gì.
Đến tháng 11, cậu bé giảm khoảng 2kg và được đưa đến bệnh viện, mất nước và hay nói tục. Cuối cùng, cậu bé được cho ăn qua một ống đi lên qua mũi và xuống dạ dày. Đến nay, mặc dù chưa hoàn toàn bình phục nhưng tình trạng của Malisse đang bắt đầu cải thiện và cậu bé đã có thể ăn được một số loại thực phẩm an toàn.
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Cho loại rau này vào nước rồi ngâm qua đêm, bạn sẽ có thức uống giảm cân, ngừa lão hóa
- 4 yếu tố dự đoán nguy cơ bị Covid-19 kéo dài
- Vì sao nhiều người tiếp xúc gần F0 nhưng không nhiễm Covid-19
- Ngày 21/1, có thêm 15.935 ca COVID-19 mới, số ca nhiễm biến thể Omicron tiếp tục tăng
- Ngày 21/1, Hà Nội thêm 2.805 ca mắc Covid-19 mới, 612 ca ngoài cộng đồng
- So ảnh X-quang của người đã tiêm và chưa tiêm vaccine Covid-19, rút ra kết luận kinh ngạc