Mỗi sáng ăn một lát gừng tươi có tác dụng gì?
Gừng đặc biệt tốt cho sức khoẻ nhất là ăn vào buổi sáng, vậy mỗi sáng ăn một lát gừng tươi có tác dụng gì?
Tác dụng của củ gừng
Gừng được dùng dưới dạng tươi, khô, bột hoặc nước ép. Theo y học cổ truyền, gừng vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị; tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc.
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, vị cay thơm đặc trưng và tính ấm nóng của gừng là đặc điểm khiến cho gừng được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như trong y học cổ truyền.
Sinh khương hay gừng tươi là vị thuốc
được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn. Trong y học cổ truyền
phương Ðông, ở các nước Trung Quốc, Ấn Ðộ, Việt Nam… gừng là vị
thuốc không thể thiếu trong bài thuốc đông y.
Mỗi sáng ăn một lát gừng tươi rất tốt cho sức
khoẻ
Mỗi sáng ăn một lát gừng tươi có tác dụng gì?
Báo Lao động dẫn nguồn trang Aboluowang cho biết, dưới đây là 3 lợi ích với sức khoẻ nếu bạn ăn một lát gừng vào mỗi sáng.
Tăng sức đề kháng
Nếu cơ thể chúng ta không được khỏe trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thể trạng, sức đề kháng bị suy giảm. Do đó, nên ăn một miếng gừng vào buổi sáng để giúp cơ thể thoải mái và khỏe hơn.
Khử trùng và kháng viêm
Gừng chứa nhiều gingerol và curcumin, tác dụng nhất định đối với sức khỏe, các nguyên tố trong gừng cũng có thể chống lại tiêu viêm, khử trùng. Đồng thời, gừng cũng giúp giảm đau nhất định đối với bệnh viêm tuyến tiền liệt của nam giới.
Tốt cho não bộ và sảng khoái tinh thần
Trong xã hội hiện đại, thức khuya là hiện tượng bình thường, nhưng chắc hẳn ai cũng biết tác hại của việc thức khuya đối với sức khỏe con người.
Việc thức khuya kéo dài sẽ dẫn đến sức khỏe suy giảm, khiến chúng ta luôn cảm thấy chóng mặt. Nếu mỗi sáng thức dậy ăn một lát gừng có thể làm đầu óc minh mẫn, sảng khoái tinh thần.
Do đó, để tốt cho sức khỏe cả thể chất và tinh thần, chúng ta nên ăn một ít gừng vào buổi sáng.
Bạn đang xem: Mỗi sáng ăn một lát gừng tươi có tác dụng gì?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khoẻ
- Tác dụng của ‘nhân sâm trắng’
- Người đàn ông trẻ ở Hà Nội nguy kịch, suy đa tạng sau 5 giờ giết mổ lợn
- Ăn quả sung xanh có tác dụng gì?
- Ăn cay chỉ 1 lần trong tuần, nguy cơ đột quỵ thay đổi bất ngờ
- 4 loại trái cây cực dễ tìm ở chợ Việt, lại là “tiên dược” bảo vệ hệ hô hấp