Máy phát điện không đủ điện áp: 9 Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để nhất
Máy phát điện không đủ điện áp là một sự cố mà bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình sử dụng thiết bị này. Vậy, làm sao để sửa máy phát điện không đủ điện áp một cách triệt để nhất? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết này để biết thêm chi tiết nhé!
9 Nguyên nhân và cách khắc phục máy phát điện không đủ điện áp triệt để nhất
Máy phát điện không đủ điện áp là gì?
Máy phát điện là thiết bị tạo điện dự phòng mà rất nhiều gia đình, cơ quan công sở, bệnh viện, nhà máy... hiện đang sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, sẽ có đôi lúc thiết bị này gặp phải sự cố, mà một trong những sự cố thường gặp nhất đó là lỗi máy phát điện không đủ điện áp.
Máy phát điện không đủ điện áp thường khá dễ nhận biết bởi khi đó, máy sẽ không sinh ra đủ điện áp khiến điện rất yếu, không đủ để tải các thiết bị khiến các thiết bị hoạt động chập chờn hoặc thậm chí là không hoạt động. Vậy, nguyên nhân và cách sửa lỗi này như thế nào, hãy cùng theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Nguyên nhân và cách sửa lỗi máy phát điện không đủ điện áp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy phát điện không đủ điện áp, trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là:
- Nhiên liệu vào xi lanh không đủ.
- Nhiên liệu vào xi lanh không đúng kỳ.
- Nhiên liệu của máy phát điện phun kém.
- Nhiên liệu không đạt chất lượng.
- Thời gian phun của máy phát điện không bình thường.
- Lực cản trên đường hút tăng, xuất hiện đối áp ở đường xả.
- Trục khuỷu động cơ quay dưới mức bình thường.
- Không khí từ xi lanh ở kỳ nén và sản phẩm cháy lọt ra bên ngoài.
- Máy phát điện không đủ điện áp.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết cách sửa máy phát điện không đủ điện áp theo từng nguyên nhân đã nêu ở trên nhé!
Nhiên liệu vào xi lanh không đủ
Nhiên liệu vào xi lanh không đủ có thể là do nhiên liệu trong thùng ít, bầu lọc nhiên liệu đã lắng nhiều cặn bẩn, trong hệ thống xi lanh phun xăng dầu có không khí lọt vào. Trường hợp này chúng ta cần vệ sinh, loại bỏ phần nhiên liệu bẩn, bổ sung đủ nhiên liệu thích hợp để máy hoạt động ổn định hơn.
Nhiên liệu vào xi lanh không đủ cũng có thể do dây dẫn nguyên liệu bị bẹp, nứt vỡ, chúng ta cần vệ sinh, gia cố lại những chỗ bị hỏng, nếu cần thay thế dây dẫn mới để máy phát điện hoạt động lại bình thường.
Bên cạnh đó, khi xupap thoát ở nắp bơm hoạt động không tốt, bụi bẩn lọt vào triệt hồi dẫn tới kẹt van triệt hồi thì máy phát điện cũng có thể hoạt động không tốt khiến không đủ điện áp, bạn nên xử lý và loại bỏ bụi bẩn bám lâu ngày trong van.
Điều chỉnh BCA bị sai, đai pít tông BCA bị hỏng cũng khiến máy phát điện không tải được, chúng ta phải điều chỉnh lại BCA vào đúng bị trí, nếu còn sai lệch tiếp thì nên tìm hướng thay thế cái mới.
Nhiên liệu vào xi lanh không đúng kỳ
Nhiên liệu vào xi lanh quá sớm hay quá muộn cũng đều ảnh hưởng đến việc vận hành của máy phát điện, mà cụ thể hơn là có thể ảnh hưởng đến điện áp mà máy phát ra. Nếu điện áp máy phát ra yếu do nguyên liệu vào xi lanh không đúng kỳ thì bạn nên kiểm tra cân bơm lên động cơ, cơ cấu truyền động cơ, vệ sinh khoang động cơ, bình chứa để đảm bảo mọi thứ được vận hành đúng nhịp, không bị tắc nghẽn giữa chừng.
Nhiên liệu của máy phát điện phun kém
Nhiên liệu đầu vào của máy phun kém thường là do kim phun đóng muội than lâu ngày không được vệ sinh, gãy lò xo vòi phun hoặc kim phun bị hở gây rò rỉ nhiên liệu, áp suất khởi phun thấp. Nếu gặp phải các nguyên nhân này cần tìm cách kiểm tra vệ sinh kim phun, xử lý nhiên liệu đầu vào cho thật tốt.
Nhiên liệu không đạt chất lượng
Nhiên liệu đầu vào của máy phát điện không đạt chất lượng cũng có thể khiến máy phát điện hoạt động kém hiệu quả, người dùng cần phải tiến hành kiểm tra lại nhiên liệu sử dụng. Nếu nhận thấy chất lượng quá kém hay không đạt yêu cầu như nhà sản xuất quy định thì nên thay thế ngay.
Thời gian phun của máy phát điện không bình thường
Trong một số trường hợp, máy phát điện gặp trục trặc do thời gian phun của máy phát điện không được bình thường, chúng ta cần tiến hành kiểm tra, điều chỉnh sai lệch của con đội cũng như mòn trục cam bơm.
Lực cản trên đường hút tăng, xuất hiện đối áp ở đường xả
Lực cản trên đường hút thường tăng lên và có đối áp trên đường xả cũng khiến điện áp của máy phát điện bị yếu đi. Để giải quyết sự cố đến từ nguyên nhân này, chúng ta phải kiểm tra kỹ bầu lọc không khí, bộ tiêu âm ống xả có bị bẩn hoặc hỏng không, ống dẫn có bị bẩn không. Nếu có thì bạn nên tiến hành vệ sinh kỹ càng, thay thế bầu lọc, ống xả, ống dẫn khi cần thiết.
Trục khuỷu động cơ quay dưới mức bình thường
Trục khuỷu động cơ quay yếu, bị quá tải... cũng khiến máy phát điện hoạt động kém đi, dòng điện bị yếu. Trong trường hợp này, người dùng nên tiến hành kiểm tra sau đó điều chỉnh bộ điều tốc bị sai hoặc động cơ chạy quá tải.
Không khí từ xi lanh ở kỳ nén và sản phẩm cháy lọt ra bên ngoài
Khe hở xupap động cơ không đúng, các xupap bị treo, mòn, cháy... làm cho không khí nén trong xi lanh và sản phẩm cháy chưa xong bị xì ra ngoài có thể khiến tụt điện áp của máy phát điện. Người dùng kiểm tra và điều chỉnh, thay thế xupap mới để đảm bảo hoạt động.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân đó là bạc xéc măng bị kẹt, hệ thống bôi trơn không còn hoạt động cũng khiến máy phát điện không đủ điện áp, chúng ta nên tiến hành sửa chữa, thay thế cái mới.
Máy phát điện không đủ điện áp
Máy phát điện không đủ áp nguyên nhân chính cũng là do máy hoạt động quá chậm. Cách khắc phục đơn giản nhất là bạn hãy tiến hành kiểm tra dây đai của máy xem có bị chùng hay bị lỏng không. Nếu có chỉ cần điều chỉnh lại sao cho chuẩn với máy hoặc tăng ga là được.
Những lưu ý khi sử dụng máy phát điện
Nhìn chung, không phải máy phát điện nào cũng dễ gặp trục trặc khi sử dụng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cũng như kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, bạn nên lưu ý:
- Sử dụng máy phát điện với công suất đủ đáp ứng nhu cầu, nên tắt bớt các thiết bị không cần thiết để tổng công suất sử dụng không cao hơn công suất máy phát.
- Không được sử dụng ổn áp để kích điện áp của máy phát điện.
- Kiểm tra độ nhớt của máy phát điện theo định kỳ.
- Tuyệt đối không nên đặt máy phát điện ở những không gian kín, bí như dưới tầng hầm, nhà xe, trong nhà... mà nên đặt ngoài trời có gió nhiều thông thoáng. Bên cạnh đó bạn cũng không nên đặt máy ở ngay cửa chính hay là cửa sổ hướng vào phòng mà mọi người đang sinh hoạt, nhằm tránh những rủi ro từ khí CO2 độc hại vào nhà.
- Chỉ nên dùng nhiên liệu theo yêu cầu từ nhà sản xuất hoặc sách hướng dẫn, không tự ý dùng xăng thay cho máy phát điện chạy dầu diesel hoặc ngược lại vì điều này dễ làm máy hư hỏng và không hoạt động.
- Đổ nhớt theo đúng tiêu chuẩn, không quá nhiều hoặc quá ít.
- Dù không sử dụng thường xuyên nhưng bạn cũng nên chạy máy khoảng 5 - 10 phút trong một đến hai tuần.
- Khi đấu điện, cần lưu ý đấu đúng cực.
- Giữ cho máy phát điện luôn khô, không dùng máy khi trời mưa hoặc trong thời tiết ẩm ướt. Bên cạnh đó, tay bạn phải luôn khô ráo trước khi chạm vào máy phát điện.
- Cất giữ máy nơi khô ráo, trong quá trình máy hoạt động máy sẽ trở nên nóng lên nên khi dùng xong bạn cần để máy nguội hẳn rồi mới mang đi cất giữ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được nguyên nhân nào gây ra tình trạng máy phát điện không đủ điện áp và cách sửa các lỗi này.
Bạn đang xem: Máy phát điện không đủ điện áp: 9 Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để nhất
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- Tất cả những điều cần biết về máy phát điện năng lượng mặt trời
- Những tác hại của máy lọc không khí bạn cần biết để tránh ngay
- Ai phát minh ra máy rửa bát? Những điều thú vị về lịch sử máy rửa bát
- Kinh nghiệm mua máy phát điện cũ giá rẻ bạn cần biết
- Ai là người phát minh ra máy phát điện? Tìm hiểu lịch sử máy phát điện
- Tư vấn: Có nên mua máy phát điện Nhật bãi không?