Máy bơm hơi 10kg là gì? Chọn loại nào tốt cho gara ô tô, xe máy?
Phân loại máy nén khí theo áp lực làm việc (kg/cm2) là một trong những cách phân loại phổ biến hiện nay. Vậy theo cách này thì thường có những loại nào và loại nào phù hợp để sử dụng trong các tiệm rửa xe và sửa chữa ô tô, xe máy nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này của META.vn nhé!
Máy nén khí (máy bơm hơi) là một thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như cơ khí chế tạo, xây dựng, trang trí nội ngoại thất, bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện giao thông, y tế, thực phẩm... Hiện nay có khá nhiều cách phân loại máy nén khí khác nhau, trong đó áp lực làm việc (kg/cm2) cũng là một trong số những tiêu chí được sử dụng phổ biến.
Xem nhanh nội dung
Máy nén khí là thiết bị không thể thiếu
trong xây cựng, công nghiệp, đời sống.
Máy bơm hơi 10kg là gì? Cách phân loại máy nén khí theo áp lực làm việc
Khi tìm hiểu về máy nén khí, máy bơm hơi, chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc máy bơm hơi 10kg là gì. Tên gọi này xuất phát từ cách phân loại máy nén khí dựa trên áp lực làm việc của thiết bị, đơn vị đo là kg/cm2 (1 kg/cm2 ≈ 0,98 bar ≈ 14,2 psi), nghĩa là máy nén khí 10kg sẽ có áp lực làm việc là 10kg/cm2, tức xấp xỉ 10 bar. Ngoài ra, bạn lưu ý thêm là tuy cùng có áp lực làm việc là 10kg/cm2 nhưng tùy vào mẫu sản phẩm mà sẽ có các thông số kỹ thuật về công suất, dung tích bình chứa khí nén... khác nhau.
Trên thị trường hiện nay thường có các dòng máy nén khí theo áp lực làm việc thông dụng như sau:
- Máy nén khí áp suất thấp: Là loại có áp lực làm việc thường dưới 10kg/cm2 (dưới 10 bar), phổ biến có các dòng máy nén khí 7kg, máy bơm hơi 8kg...; thường có dung tích bình khí nén dưới 100 lít và công suất khoảng 0,5 - 3HP.
- Máy nén khí áp suất cao (máy nén khí cao áp): Là loại có áp lực làm việc thường từ 10kg/cm2 trở lên (trên 10 bar), phổ biến có các dòng máy nén khí 10kg, máy bơm hơi 12kg, máy nén khí 12,5kg, máy bơm hơi 15kg, máy nén khí 16kg, máy bơm hơi 18kg, máy nén khí 20 kg, máy bơm hơi 25kg, máy nén khí 30kg...; thường có dung tích bình khí nén khoảng trên 100 cho tới 500 lít và công suất khoảng 5 - 50HP.
- Máy nén khí áp suất rất cao: Là loại có áp lực làm việc thường từ 300kg/cm2 trở lên (trên 300 bar).
Máy bơm hơi được sử dụng rộng rãi tại các
tiệm rửa, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy.
Những lưu ý khi chọn máy nén khí cho garage ô tô, xe máy
Để chọn được một chiếc máy bơm phù hợp cho gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy của mình, bạn cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế của mình như dựa trên loại xe, quy mô xưởng, các thiết bị của xưởng..., cụ thể có những lưu ý như sau:
- Nếu gara của bạn chuyên sửa chữa, bảo dưỡng xe máy hay các dòng xe ô tô nhỏ như xe 4 chỗ, 7 chỗ hay các loại xe khách thì chỉ cần chọn máy có áp lực làm việc thấp khoảng 7 - 8kg/cm2 (tức là các loại có áp suất dưới 10 bar) là được. Tuy nhiên, nếu xưởng của bạn chuyên sửa chữa các loại xe hạng như xe tải, xe container hay các loại xe công trình khác thì bạn nên chọn các mẫu máy nén khí cao áp với áp lực làm việc trên 10 bar, tốt nhất là chọn loại 12 - 16kg/cm2.
- Tùy vào quy mô xưởng to (nhiều nhân viên, sửa chữa lượng xe
lớn) hay nhỏ (ít nhân viên, sửa chữa số lượng xe ít) để chọn công
suất máy, lưu lượng khí nén... cao hay thấp cho phù hợp. Bạn có thể
áp dụng công thức để tạm tính công suất và lưu lượng khí cho máy
nén khí như sau:
Công suất máy nén khí (HP hoặc kW) = Tổng công suất của tất cả các thiết bị dùng khí nén x Hệ số an toàn
Trong đó: Hệ số an toàn thường là 1,25 hoặc 1,3.Lưu lượng khí nén (m3/phút) = Tổng lưu lượng của tất cả các thiết bị dùng khí nén x Hệ số tổn thất đường ống x Hệ số thời gian
Trong đó:
Hệ số tổn thất đường ống thường là 1,3 nếu chiều dài ống dưới 100m và là 1,5 nếu chiều dài ống trên 100m.
Hệ số thời gian tính như sau: Nếu dùng máy trong 1,5 giờ thì hệ số thời gian là 0,5.
- Tùy vào các công việc cần thực hiện với nguồn khí sạch 100% hay không để chọn loại máy nén khí có dầu hay không dầu cho phù hợp. Ví dụ, đối với việc rửa xe, bơm hơi, tháo lắp các chi tiết xe thông thường thì sẽ không yêu cầu khí nén không được lẫn tạp chất nên bạn có thể chọn máy nén khí có dầu để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, với các việc như phun sơn, làm tấm kim loại... thì thường ưu tiên sử dụng khí nén sạch 100% nên bạn nên chọn máy nén khí không dầu để tăng cường hiệu quả.
- Nguồn điện cho máy nén khí ở các gara có cầu nâng và các dịch vụ chuyên nghiệp, cao cấp nên là nguồn điện 3 pha, còn với các xưởng không dùng cầu nâng và chỉ cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng cơ bản thì chỉ cần máy nén khí chạy điện 1 pha là được.
- Tùy thuộc vào địa điểm nằm gần hay cách xa khu dân cư mà bạn có thể chọn loại máy bơm hơi có hay không trang bị hệ thống giảm âm, chống ồn cho phù hợp.
- Giá máy nén khí các loại thường dùng cho gara ô tô, xe máy có thể dao động trong khoảng vài triệu cho tới vài chục triệu đồng nên bạn cần căn cứ vào khả năng tài chính, khả năng kinh doanh... để lựa chọn máy có các thông số kỹ thuật hợp lý nhất, tránh lãng phí.
- Ngoài ra, bạn cũng nên chọn máy nén khí từ các thương hiệu uy tín như máy nén khí Pegasus, máy nén khí Arwa, máy nén khí Palada, máy nén khí D&D, máy nén khí Oshima... để bảo đảm chất lượng và được bảo hành tốt nhất.
Xem thêm: Máy nén khí Pegasus của nước nào? Có tốt không?
Một số máy nén khí cho tiệm rửa, sửa chữa ô tô, xe máy được ưa chuộng nhất hiện nay
Sau đây là một số mẫu máy bơm hơi được các garage ô tô, xe máy ưa chuộng sử dụng hiện nay để bạn tham khảo (tất cả giá đã gồm VAT):
Máy nén khí dầu Oshima 24L |
Thông số kỹ thuật:
Giá: 2.690.000 đồng Bảo hành: 12 tháng |
Máy nén khí Pegasus TM-OF750 (40L) |
Thông số kỹ thuật:
Giá: 3.800.000 đồng Bảo hành: 12 tháng |
Máy nén khí Pegasus TM-V-0.25/12.5 |
Thông số kỹ thuật:
Giá: 7.400.000 đồng Bảo hành: 12 tháng |
Máy nén khí Pegasus TM-W-0.9/8 |
Thông số kỹ thuật:
Giá: 15.200.000 đồng Bảo hành: 12 tháng |
Những lưu ý trong quá trình sử dụng máy nén khí tại gara ô tô, xe máy
Trong quá trình sử dụng máy nén khí tại xưởng sửa chữa ô tô, xe máy, bạn nên lưu ý một số điểm sau để đảm bảo hiệu quả và độ bền cho thiết bị:
- Cần lắp đặt, sử dụng máy đúng kỹ thuật, đảm bảo vị trí đặt máy khô thoáng, sạch sẽ, không bị mưa hắt hay nắng chiếu trực tiếp, hạn chế bụi bẩn và có nhiệt độ ổn định (tốt nhất không quá 40 độ C).
- Cần đảm bảo nguồn điện ổn định để không ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy.
- Cần thường xuyên, định kỳ bảo dưỡng, bảo trì và vệ sinh thiết bị để đảm bảo máy đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về cách phân loại máy bơm hơi theo áp lực làm việc, những lưu ý khi chọn máy nén khí cho gara ô tô, xe máy cũng như có được một số gợi ý hữu ích khi cần mua thiết bị này.
HCM: 028.38336666 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
Bạn đang xem: Máy bơm hơi 10kg là gì? Chọn loại nào tốt cho gara ô tô, xe máy?
Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ
Các bài liên quan
- Máy cắt gạch giá bao nhiêu? Nên mua loại nào tốt?
- Giá máy phun sương nhà yến, máy tạo ẩm nhà yến cập nhật
- Giá máy phun sương mini 12V trên thị trường
- Máy phun sương quán cafe giá bao nhiêu, loại nào tốt?
- Máy bơm phun sương công nghiệp nào công suất lớn, tạo ẩm, dập bụi tốt?
- Top 5 máy phun sương tưới lan, tưới cây giá rẻ, chất lượng nhất