Máy ảnh hệ thống compact (CSC) là gì? Đối tượng nào và khi nào nên sử dụng?

Nếu bạn đã nghe về máy ảnh hệ thống compact (CSC) nhưng chưa hiểu lắm về loại máy ảnh này, vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn máy ảnh hệ thống compact là gì và ưu nhược điểm của nó nhé!

1. Máy ảnh hệ thống compact (CSC) là gì?

Máy ảnh CSC (Compact system cameras) là loại máy ảnh có cấu tạo và cơ chế hoạt động gần giống máy ảnh DSLR nhưng nhỏ gọn gần như một chiếc máy ảnh compact.

Máy ảnh CSC nhỏ hơn DSLR và không có hộp gương để phản chiếu ánh sáng vào kính ngắm quang học mà sử dụng chế độ xem trực tiếp trên màn hình LCD.

Máy ảnh CSC

2. Máy ảnh CSC ra đời như thế nào?

Năm 2008, Olympus và Panasonic đã công bố máy ảnh sử dụng cảm biến Micro Four Thirds (MFT), được sử dụng trong Panasonic Lumix DMC-G1 và Olympus PEN E-P1. Loại cảm biến này có kích thước bằng với cảm biến Four Thirds trong máy ảnh DSLR, nhưng khoảng cách gắn ống kính đến cảm biến ngắn hơn giúp cho thân máy ảnh và ống kính nhỏ hơn.

Olympus PEN E-P1

Năm 2010, Samsung đã phát hành NX10, sử dụng cảm biến APS-C lớn hơn MFT, cảm biến APS-C tương tự trong các máy ảnh DSLR. Các từ viết tắt khác nhau bắt đầu được sử dụng cho hệ thống mới của sê-ri máy ảnh NX như Hybrid hay camera hệ thống vi mô (MSC), EVIL (Kính ngắm điện tử với ống kính hoán đổi) cho đến MILC (camera ống kính có thể thay thế gương).

NX10

Tiếp theo, khi chiếc NX dần trở nên phổ biến các hãng khác cũng bắt đầu sản xuất CSC như Sony với sê-ri máy ảnh NEX điển hình là chiếc Sony NEX-5, Pentax với Pentax Q, Nikon là chiếc Nikon V1 và J1.

3. Cách thức hoạt động của CSC

Cách thức hoạt động của máy ảnh CSC hoạt động theo nguyên tắc tương tự công nghệ DSLR: ánh sáng đi vào thân máy và tạo hình ảnh trên cảm biến. Tuy nhiên máy ảnh CSC không có hệ thống gương để phản chiếu ánh sáng vào kính ngắm quang học, thay vào đó hình ảnh được xem trực tiếp trên màn hình LCD.

Máy ảnh CSC không có hộp gương nên không có kính ngắm, tuy nhiên vì ánh sáng truyền đến cảm biến, máy ảnh có thể sao chép nguồn dữ liệu đó sang màn hình LCD thứ cấp, được gọi là kính ngắm điện tử (EVF). Một số kiểu máy CSC có EVF, một số không có và một số có cổng để cho phép EVF kết nối từ bên ngoài.

máy ảnh system compact

Điểm yếu của máy ảnh CSC so với DSLR ở khả năng tự động lấy nét và cách xem ảnh trực tiếp. Một số máy ảnh CSC phát hành đợt đầu tiên không thể so sánh với DSLR ở công nghệ này.

Tuy nhiên mẫu CSC mới nhất có cải thiện rất nhiều về cảm biến và các thuật toán tập trung. Bằng cách tăng tốc độ đầu ra của cảm biến, các mẫu CSC như Panasonic Lumix G3 có tốc độ cảm biến lên tới 120 vòng/giây điều này có nghĩa là cơ chế nhận diện tương phản nhanh hơn rất nhiều.

Công nghệ CSC hiện nay đã có cải tiến vượt trội so với DSLR ở tính năng xem trực tiếp, xét về tổng thể, các phiên bản mới nhất của CSC không bị DSLR bỏ quá xa, thậm chí Olympus còn tuyên bố chiếc PEN E-P3 của hãng có chế độ tự động lấy nét nhanh nhất thế giới.

4. Ưu và nhược điểm của máy ảnh CSC

Ưu điểm

Bỏ qua các vấn đề gặp phải trong giai đoạn khởi đầu, hiện nay máy ảnh hệ thống compact (CSC) làm việc thực sự hiệu quả. Vì CSC không có hộp gương nên máy có thể bỏ qua chuyển động cơ học làm cho tốc độ chụp ảnh tăng lên đáng kể. Điển hình như hai mẫu Sony NEX-7 và NEX-5N có tốc độ chụp liên tục tới 10 khung hình/giây.

NEX-5N

Một ưu điểm khác của CSC là kích thước nhỏ gọn, ống kính nhỏ hơn nên dễ dàng di chuyển hơn so với DSLR. Hệ thống Micro Four Thirds có cảm biến nhỏ do đó ống kính nhỏ hơn, trong khi cảm biến APS-C của nhà sản xuất khác có ống kính lớn hơn nhưng chất lượng hình ảnh gần hơn với DSLR.

Nhược điểm

Nhược điểm chính của máy ảnh CSC là ở kính ngắm điện tử (EVFs) chưa thực sự hoàn hảo. Ở chế độ xem trước trong tình trạng ánh sáng yếu làm cho hình ảnh bị mờ và nhiễu, bên cạnh đó kích thước của kính ngắm điện tử thường nhỏ hơn nhiều so với kính ngắm quang tương đương.

Kính ngắm điện tử EVF đang được cải tiến từng ngày, một loại kính ngắm điện tử cho phép hình ảnh hiển thị hoàn hảo 100% tuy nhiên công nghệ này khá đắt đỏ và phải mất một thời gian nữa để thương mại hóa loại kính này. Sony Alpha A77 có kính ngắm điện tử OLED với độ phân giải 3 triệu điểm ảnh là một ví dụ cho sự cải tiến của EVF.

Sony A77

Một nhược điểm của CSC là ở các loại ống kính thay thế không có gì nổi trội, mặc dù các nhà sản xuất đang nỗ lực cho ra đời một loạt ống kính mới tuy nhiên vẫn thua xa so với các ống kính các dòng máy DSLR.

Máy ảnh CSC có sẵn adaptor để gắn ống kính DSLR hoặc các ống kính khác như Lecia, tuy nhiên sự thay thế này làm ảnh hưởng đến chế độ tự động lấy nét và khả năng hoạt động của ống kính.

5. Khi nào nên dùng máy ảnh compact?

Các loại máy ảnh CSC phù hợp với từng nhu cầu khác nhau. Các loại máy sử dụng cảm biến Micro Four Thirds như các loại CSC của Panasonic và Olympus chất lượng hình ảnh kém hơn một chút so với loại sử dụng cảm biến APS-C tuy nhiên kích thước nhỏ gọn dễ dàng để bạn mang theo bên người.

Trên thị trường hiện nay các máy ảnh CSC được phân ra 3 dòng chính: Loại máy ảnh CSC thay thế DSLR, loại cỡ trung và loại mini.

Loại máy ảnh CSC thay thế DSLR có kích thước lớn, nhiều nút điều khiển và tích hợp kính ngắm điện tử điển hình như 2 chiếc Samsung NX11 và Panasonic GH2. Đây là loại có chất lượng hình ảnh gần với DSLR nhất, loại này rất thích hợp nếu bạn cần chất lượng hình ảnh tốt mà bỏ qua sự bất tiện vì máy khá to, nặng. 

Panasonic GH2

Loại CSC cỡ trung thường được thiết kế đẹp mắt, thời trang. Các máy CSC loại này không có kính ngắm tuy nhiên bạn có thể gắn kính ngắm thông qua "hot shoe". Điển hình của loại này là chiếc Olympus PEN E-P3.

Chất lượng hình ảnh ổn cùng kiểu dáng đẹp mắt nên đây là dòng máy được khá nhiều khách hàng lựa chọn.

 Olympus PEN E-P3

Loại CSC mini loại bỏ hoàn toàn kính ngắm, có nhiều loại mini không có "hot shoe" nên trông giống máy ảnh compact với ống kính có thể thay đổi.

Máy ảnh rất nhỏ gọn nhưng nếu muốn bạn có thể gắn thêm ống kính lớn hơn như chiếc Panasonic GF3, Olympus PEN E-PM1, Sony NEX-C3 và Samsung NX200. Tuy nhiên máy nhỏ nên cảm biến nhỏ và chất lượng hình ảnh chỉ ở mức tạm chấp nhận mà thôi.

 Panasonic GF3

6. Một số hãng máy ảnh CSC nổi tiếng

Panasonic - Nhật Bản

Không chỉ thành danh trên thị trường điện tử, điện gia dụng mà Panasonic còn là nhà sản xuất máy ảnh và dòng CSC của Panasonic có tên Lumix sử dụng cảm biến Micro Four Thirds rất nổi tiếng.

Máy ảnh của Panasonic chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và rất nhiều dòng sản phẩm cho bạn lựa chọn. Về dòng máy ảnh CSC Panasonic có các loại như Lumix GF3, Lumix G3, Lumix GF2, Lumix GH2,... 

LUMIX G1

Olympus - Nhật Bản

Olympus là công ty chuyên sản xuất các thiết bị quang học, hình ảnh lớn nhất của Nhật Bản như kính hiển vi, ống nhòm,... nhất là máy ảnh và ống kính. Máy ảnh CSC của Olympus sử dụng cảm biến Micro Four Thirds với tên thương mại là Olympus Pen như Olympus PEN E-P3, Olympus PEN E-PL3, Olympus PEN E-PM1,...

Samsung - Hàn Quốc

Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh tại Seoul, mặc dù mới lấn sân sang thị trường máy ảnh nhưng đã giành được sự chú ý nhờ sở hữu nhiều dòng máy giá rẻ, chất lượng cao.

Tên thương mại dòng máy CSC của Samsung là NX, như Samsung NX11, Samsung NX200,... sử dụng cảm biến APS-C và ống kính NX độc quyền.

Samsung NX11

Sony - Nhật Bản

Sony nổi tiếng trên thế giới nhờ chất lượng máy ảnh đứng top đầu, dòng CSC của Sony sử dụng cảm biến APS-C, ống kính E-mount và có tên thương mại NEX như chiếc Sony NEX-7, Sony NEX-5N, Sony NEX-C3,...

Pentax - Nhật Bản

Nói về CSC không thể không kể đến Pentax, một trong những công ty sản xuất thiết bị quang học và nhiếp ảnh lớn trên thế giới. Các mẫu CSC của Pentax sử dụng cảm biến APS-C, ống kính Q-mount và nổi bật nhất là chiếc Pentax Q chiếc máy CSC đầu tiên của Pentax.

Pentax Q

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm mua một chiếc máy ảnh phù hợp nhé!

Bạn đang xem: Máy ảnh hệ thống compact (CSC) là gì? Đối tượng nào và khi nào nên sử dụng?

Chuyên mục: Máy ảnh

Chia sẻ bài viết