Mách bạn cách nằm điều hòa, máy lạnh không bị đau họng
Nằm điều hòa bị đau họng là hiện tượng mà khá nhiều người gặp phải. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này, hãy cùngtìm hiểu ngay nhé!
Nằm điều hòa bị đau họng là hiện tượng mà khá nhiều người gặp phải.
Cách nằm điều hòa, máy lạnh không bị đau họng
Nguyên nhân nằm điều hòa bị đau họng
Nhiều người sau khi ngủ trong phòng máy lạnh dậy thường gặp phải tình trạng ngứa, đau rát cổ họng. Đây thực ra là một hiện tượng khá bình thường, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nhiệt độ thấp làm gia tăng sự phát triển của các vi khuẩn bên trong cổ họng.
Trong quá trình hô hấp và hít thở hàng ngày, khoang miệng là nơi trú ngụ của khá nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Ở điều kiện nhiệt độ thông thường, các vi khuẩn này bị ức chế khiến chúng khó sinh sôi và gây bệnh. Nhưng trong môi trường khô và lạnh, sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn gây bệnh có thể sinh sôi, dẫn tới viêm nhiễm họng cũng như đường hô hấp.
Ngồi lâu hay ngủ trong phòng điều hòa là một trong những điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn trong khoang miệng, cổ họng phát triển. Bên cạnh đó, nhiều người còn có thói quen cài nhiệt độ điều hòa ở mức rất thấp (khoảng 16 - 18ºC) để nhanh chóng cảm thấy mát. Nhiệt độ này có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ. Đó chính là lý do vì sao tỷ lệ trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, viêm họng vào mùa hè thường tăng khá cao.
Ngoài ra, trong khi ngủ, thân nhiệt của chúng ta thường hạ xuống thấp hơn so với khi thức nhưng nhiều người ngủ quá say lại không ý thức được việc đắp chăn khi thấy lạnh, nhiều người có thói quen ngủ há miệng hoặc nằm ngay dưới luồng gió điều hòa... Tất cả những điều này cũng là nguyên nhân góp phần vào việc bạn nằm điều hòa bị đau họng sau khi thức dậy.
Cách ngủ điều hòa không bị đau họng
Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng đau rát họng khi nằm điều hòa? Dưới đây là một số cách ngủ điều hòa không bị đau họng mà bạn có thể thử.
- Không bật máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp: Bật
máy lạnh ở nhiệt độ thấp giúp phòng của bạn mát nhanh hơn, tuy
nhiên không nên duy trì nhiệt độ quá thấp như vậy trong thời gian
dài. Nhiệt độ quá thấp (dưới 18ºC) có thể làm cho hệ hô hấp
của bạn gặp những tổn thương và viêm nhiễm, ngoài ra còn tiềm ẩn
nguy cơ khiến bạn bị
sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ với bên
ngoài.
- Đắp chăn khi ngủ trong phòng máy lạnh: Bạn nên đắp chăn khi nằm ngủ trong phòng máy lạnh để bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm lạnh.
- Không ở trong phòng máy lạnh quá lâu: Tốt nhất bạn nên ra ngoài 15 - 20 phút sau khi ngồi phòng máy lạnh liên tục từ 3 - tiếng.
- Tạo độ ẩm cho phòng: Sử dụng điều hòa, máy lạnh sẽ khiến không khí trong phòng bị khô, thiếu độ ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, để hạn chế việc nằm điều hòa bị đau họng, bạn nên bổ sung thêm độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đơn giản là để một chậu nước trong phòng.
- Thường xuyên mở cửa phòng: Bạn nên mở cửa phòng sau khoảng vài tiếng sử dụng điều hòa liên tục, cách này sẽ giúp không khí được lưu thông và bổ sung độ ẩm, tránh việc không khí quá lạnh và khô.
- Tăng cường tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, giúp bạn chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh, hạn chế được những tác hại do nằm điều hòa quá lâu.
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước là cách để bạn tăng cường đề kháng cho cơ thể, rửa trôi các vi khuẩn trong khoang miệng và tạo độ ẩm cho họng, tránh bị viêm họng, đau rát họng khi tiếp xúc với không khí lạnh.
- Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa định kỳ: Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thường xuyên sẽ giúp cho không khí điều hòa thổi ra môi trường luôn đảm bảo sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống hô hấp của cơ thể.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được nguyên nhân vì sao nằm điều hòa bị đau họng cũng như cách khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng của điều hòa đến hệ hô hấp.
Bạn đang xem: Mách bạn cách nằm điều hòa, máy lạnh không bị đau họng
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- Hướng dẫn cách sử dụng điều khiển điều hòa Kangaroo từ A đến Z
- 6 Nguyên nhân và cách sửa điều hòa đang chạy tự ngắt triệt để nhất
- 4 Nguyên nhân và cách sửa máy lạnh, điều hòa Panasonic báo lỗi F95
- 4 Nguyên nhân và cách sửa lỗi L5 điều hòa, máy lạnh Daikin
- Hi Power trong máy lạnh là gì? Có tác dụng gì?
- Điểm danh các loại điều hòa, máy lạnh thông dụng nhất hiện nay