Lý do đại lý Mercedes-Benz không trả lại cọc cho khách mua GLC?
Tranh chấp tiền đặt cọc là câu chuyện thường xảy ra khi mua bán ôtô và khách hàng luôn là người chịu thiệt do chủ quan. Trường hợp một khách hàng mua xe Mercedes-Benz GLC tại TP...
Video: Mercedes-Benz GLC 300 phượt Sài Gòn - Phan Thiết.
Gần đây, những bức xúc liên quan đến việc đặt cọc được phản
ánh rất nhiều trong các hội nhóm, diễn đàn ô tô. Đối diện với nguy
cơ mất số tiền đặt cọc do tin tưởng sales và chủ quan trong việc
lập hợp đồng khiến người mua phải rước bực vào người. Trường hợp
của một khách mua xe Mercedes-Benz-Benz GLC trong
bài viết này là một ví dụ điển hình.
Theo hợp đồng đặt cọc mua Mercedes-Benz GLC 300
4Matic X254, thời hạn đại lý hẹn giao xe vào tháng 12/2023. Chiếc
xe Mercedes-Benz GLC 300 4Matic X254 có giá niêm yết 2,799 tỷ đồng
nhưng người mua được đại lý giảm 150 triệu, giá trao tay chỉ còn
2,649 tỷ đồng. Người mua mạnh tay đặt cọc 200 triệu thay vì 50
triệu như dự định ban đầu sau khi được nhân viên đại lý tư vấn cùng
lời hẹn sẽ hoàn cọc nếu khách không mua xe với bấtcứ lý do
gì.
Mercedes-Benz không trả lại cọc cho khách dù đã lấy xe
chính hãng
|
Thế nhưng, diễn biến sự việc sau này khác hoàn toàn với những
gì khách hàng nghĩ. Chờ lâu không được đại lý giao xe, khách hàng
đã liên hệ và chốt mẫu xe tương tự tại đại lý khác. Số tiền cọc
trước đó không được hoàn và hãng cũng không đưa ra phương án bảo vệ
quyền lợi tối ưu cho khách hàng. Được biết, Mercedes-Benz có nhiều
nhà phân phối khác nhau và hãng không can thiệp vào công việc của
nhà phân phối.
Vẫn biết việc không trả lại cọc cho khách "phá hợp đồng là
nguyên tắc của nhiều đại lý và nhà phân phối. Tuy nhiên trong câu
chuyện này, khách hàng không chuyển hướng sang dòng xe khác hay
chọn sản phẩm của hãng khác mà vẫn chốt xe tương tự tại đại lý khác
do chờ giao xe lâu nhưng hãng không đứng ra hỗ trợ người tiêu dùng
về mặt pháp lý. Vậy đâu là những lưu ý để người dùng tránh sập bẫy
khi ký hợp đồng đặt cọc?
1. Tỉnh táo trước lời chào khuyến mại hấp
dẫn
Chương trình ưu đãi, giảm giá là chất kích thích khách hàng
đưa ra quyết định chốt xe nhanh chóng khi tới đại lý. Thế nhưng,
người mua xe ô tô cần tỉnh táo trước sự mời chào nhiệt tình cùng
mức giảm hấp dẫn. Cần phải dành thời gian xác minh lại xem với giá
ưu đãi như vậy, đại lý có sẵn xe giao hoặc có đủ năng lực giao xe
đúng hẹn không?
Thực tế đã xảy ra tình huống đại lý không ưu tiên bàn giao xe
cho những khách đã chốt mua xe tại thời điểm giảm giá sâu. Ngoài
ra, nên đặt cọc số tiền vừa đủ, thường từ 20-50 triệu đồng. Không
nên quá ham khuyến mại hấp dẫn hoặc tin tưởng sales mà vội vàng
xuống tiền đặt cọc với khoản tiền giá trị cao.
Nếu có thể, hãy thỏa thuận thêm một số điều để bạn có lợi
trong việc hưởng ưu đãi, khuyến mãi tốt. Càng chặt chẽ và kỹ tính
bao nhiêu thì phần thiệt sẽ giảm lược đi bấy nhiêu. Hãy yêu cầu đại
lý soạn thảo lại những thỏa thuận về giá bán, chương trình ưu đãi
giữa 2 bên sao cho đúng yêu cầu, mục đích của bản thân người mua,
tránh gặp rắc rối về sau.
2. Nên thỏa thuận nếu không có xe sẽ chuyển cọc sang
đại lý khác
Có không ít trường hợp gặp rắc rối do không quan tâm đến các
điều khoản ràng buộc ghi trong hợp đồng và có nhiều khách hàng bị
cuốn vào câu chuyện tranh chấp tiền cọc với đại lý khi đặt bút ký
một bản hợp đồng sơ sài.
Trong trường hợp đại lý không sẵn xe giao khách, thời gian hẹn
giao xe quá dài, người mua nên bổ sung thêm vào hợp đồng đặt cọc
nội dung: Nếu đến hẹn đại lý không có xe bàn giao, khách hàng có
thể chuyển cọc sang đại lý khác mà không bị phạt cọc.
Hợp đồng đặt cọc mua xe nên có thời hạn giao xe cụ
thể.
|
Ở trường hợp khách mua xe Mercedes-Benz GLC mất
cọc, người mua tự tin "quay xe" vì trước đó sales tư vấn
rằng "sẽ hoàn cọc nếu khách không mua xe bất cứ lý do gì". Tuy
nhiên, trong hợp đồng lại không thể hiện điều này nên dễ bị dồn vào
thế đuối lý.
3. Có điều khoản ràng buộc thời gian giao
xe
Hãy nghĩ đến tình huống đến ngày hẹn giao xe nhưng đại lý vẫn
chưa có xe để bàn giao cho bạn. Thông thường, sales sẽ tư vấn hướng
người mua chọn sang bản khác có sẵn trong kho nếu không đồng ý thì
phải đợi thêm.
Để tránh rơi vào tình huống này, người mua nên yêu cầu đại lý
soạn hợp đồng riêng với những giao kết rõ ràng về thời điểm giao
xe, thời điểm nào người mua có thể tự kết thúc hợp đồng mà không bị
phạt cọc và những thỏa thuận quan trọng khác liên quan đến việc
phạt cọc, đền cọc nếu đại lý giao xe không đúng phiên bản, màu
sắc,.... Tất cả phải được thể hiện chi tiết trong hợp đồng, không
nên giao kết bằng miệng với sales hoặc nhân viên tư vấn.
4. Nên chuyển khoản tiền cọc vào tài khoản công ty
hoặc đơn vị phân phối
Theo những người có nhiều kinh nghiệm mua bán ôtô, bạn nên
thực hiện thanh toán bằng hình thức huyển khoản tiền cọc vào tài
khoản chính chủ của công ty hoặc nhà phân phối. Không nên chuyển
khoản cọc cho sales hay bất cứ một cá nhân, đơn vị trung gian nào
khác. Nếu thanh toán trực tiếp, phải yêu cầu xuất phiếu, hóa đơn
đầy đủ và giữ gìn cẩn thận.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Lý do đại lý Mercedes-Benz không trả lại cọc cho khách mua GLC?
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết