Lễ Hằng Thuận là gì? Có ý nghĩa gì? Có nên làm lễ Hằng Thuận tại chùa?

Lễ Hằng Thuận là gì? Có ý nghĩa gì? Có nên làm lễ Hằng Thuận tại chùa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết hôm nay các bạn nhé!

Lễ Hằng Thuận là gì? Lễ Hằng Thuận có ý nghĩa gì?

Lễ Hằng Thuận là lễ gì? Lễ Hằng Thuận có ý nghĩa gì?

Lễ Hằng Thuận là gì? Lễ Hằng Thuận là một nghi lễ đặc biệt dành riêng cho việc tổ chức hôn nhân tại chùa. Lễ Hằng Thuận cũng có những lễ nghi gần giống như một đám cưới thông thường khác, bao gồm tuyên bố lý do của lễ kết hôn, lễ cầu phúc cho cặp đôi, cặp đôi tiến hành trao nhẫn cưới và sau cùng là nhận lời chúc tụng của hai họ nhà trai, nhà gái.

Nguồn gốc của lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận là gì? Lễ Hằng Thuận có ý nghĩa gì?

Nhiều nguồn tư liệu lịch sử của văn hóa dân gian Việt Nam cho rằng, cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883 - 1940) quê ở Hải Dương - bút hiệu là Đồ Nam Tử, chính là người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa.

Ông Đồ Nam Tử vốn là một nhà Nho học của Việt Nam, sau đó, ông đã quy y theo Phật. Với lòng nhiệt thành phụng sự Phật pháp, ông Đồ Nam Tử nghĩ rằng việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống gia đình của các Phật tử và đời sống đạo đức tâm linh.

Vào năm 1930, bác sĩ Phật tử Tâm Minh - Lê Đình Thám, đã tiến hành tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng của mình là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm (Huế). Đây được coi là lễ cưới điển hình đầu tiên được tổ chức tại chùa trong lịch sử Phật giáo của Việt Nam.

Đến năm 1971, lễ cưới tại chùa đã được Hòa thượng Thích Thiện Hòa chính thức đặt tên là lễ Hằng Thuận. Trong đó, từ "Hằng" có nghĩa là thường xuyên hay luôn luôn, còn từ "Thuận" có nghĩa là hòa thuận, là đồng thuận hướng đến những điều cao thượng và chân thiện trong cuộc đời.

Khi nào lễ Hằng Thuận được tổ chức?

Khi nào lễ Hằng Thuận được tổ chức?

Thông thường, lễ Hằng Thuận sẽ được tổ chức ngay sau khi lễ cưới được diễn ra (tùy theo văn hóa vùng miền). Sau khi hai bên gia đình đã chọn được ngày lành tháng tốt, họ sẽ lên chùa và thỉnh ý kiến của sư thầy trụ trì. Nếu được đồng ý thì buổi lễ Hằng Thuận cho cặp đôi sẽ diễn ra theo đúng như ngày đã định dưới sự chuẩn bị và kết hợp của hai bên gia đình trai gái và các sư thầy, hòa thượng trong chùa. 

Ngoài ra, trước ngày tổ chức hôn lễ Hằng Thuận từ 3 đến 5 ngày, cô dâu và chú rể cần thường xuyên lên chùa để nghe giảng đạo làm vợ chồng, đạo làm con để chuẩn bị cho hôn nhân và cuộc sống hôn nhân gia đình trong tương lai.

Có nên làm lễ Hằng Thuận tại chùa?

Có nên làm lễ Hằng Thuận tại chùa?

Từ xa xưa tới nay, mỗi một vùng đất, mỗi một địa phương của Việt Nam đều có những phong tục, tập quán và văn hóa khác nhau, và việc tổ chức đám cưới cũng không nằm ngoại lệ.

Thông thường, nếu cặp đôi là các Phật tử thì có thể nên làm lễ Hằng Thuận nếu gia đình đồng ý. Theo đó, gia đình cần thông báo đến nhà chùa nơi sẽ tổ chức lễ Hằng Thuận rằng cặp đôi đã quy y của Phật và đã có pháp danh. Nếu cặp đôi chưa quy y và chưa có pháp danh thì cô dâu cùng chú rể có thể tranh thủ đến chùa để làm lễ quy y trước ngày cưới. Trong trường hợp cả hai đều quá bận rộn và không thể thu xếp thời gian thì chủ trì buổi lễ Hằng Thuận sẽ tiến hành phần này trong lễ chính thức.

Có thể nói, lễ Hằng Thuận này có thể giúp khuyến khích tôn giáo hợp thức hóa đời sống lứa đôi, tạo nên một đời sống hướng thượng cùng văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Tóm lại, việc có nên làm lễ Hằng Thuận tại chùa hay không còn phụ thuộc vào cặp đôi và bản thân gia đình hai bên.

Trên đây là những thông tin về lễ Hằng Thuận, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về nghi thức hôn nhân đặc biệt này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!

Bạn đang xem: Lễ Hằng Thuận là gì? Có ý nghĩa gì? Có nên làm lễ Hằng Thuận tại chùa?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết