Lê cực bổ dưỡng nhưng cũng hóa thuốc độc với những người này nếu dùng sai cách
Lê là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn lê thoải mái. Dưới đây là những đối tượng không nên ăn lê hoặc cần hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)
Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) cần đặc biệt lưu ý khi ăn lê. Nguyên nhân là do lê chứa một lượng lớn fructose - một loại đường đơn mà hệ tiêu hóa của người bệnh IBS thường khó hấp thụ hoàn toàn. Khi fructose lên men trong ruột, nó sẽ sản sinh ra khí gas và các chất kích thích, gây ra các triệu chứng tiêu biểu của IBS như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa. Do đó, việc điều chỉnh lượng lê tiêu thụ hoặc lựa chọn các loại trái cây khác có thể là giải pháp phù hợp cho những người mắc IBS.
Bệnh nhân tiểu đường
Lê chứa hàm lượng đường fructose khá cao (khoảng 9.8g/100g). Người bị tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu nên hạn chế ăn lê, đặc biệt là lê ngọt. Người tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về lượng lê có thể ăn trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường huyết đột ngột. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên để kiểm soát đường huyết ổn định.
Lê có thể hóa thuốc độc với một số đối tượng
nếu dùng sai cách. Ảnh: Healthshot
Người bị tiêu chảy
Lê có tính hàn, có thể làm tăng nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn, gây mất nước, mất cân bằng điện giải. Khi bị tiêu chảy, nên kiêng ăn lê và các loại trái cây có tính lạnh khác. Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm nát. Bổ sung nước, oresol và điện giải (natri, kali) để tránh mất nước
Người bị đau dạ
dày
Lê chứa nhiều axit hữu cơ, có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây ợ
chua, đau bụng, khó chịu cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn lê, đặc biệt là khi đói. Nên ăn
lê chín, gọt vỏ, bỏ hạt, ăn sau bữa ăn chính. Tránh ăn lê ướp lạnh,
lê chua, lê xanh.
Người đang uống thuốc đông y
Một số loại thuốc Đông y có thể tương tác với thành phần có trong quả lê, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra tác dụng phụ. Nếu bạn đang sử dụng thuốc Đông y, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn lê Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để tránh tương tác thuốc, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Người bị dị ứng với lê
Dị ứng lê tuy hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra ở một số người có cơ địa nhạy cảm. Các protein có trong quả lê có thể kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch, gây ra các triệu chứng dị ứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Nếu bạn nghi ngờ mình dị ứng với lê, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được chẩn đoán chính xác thông qua các xét nghiệm.
Trường hợp đã xác định bị dị ứng, cần tuyệt đối tránh ăn lê dưới mọi hình thức (kể cả nước ép lê, các món ăn có chứa lê). Luôn mang theo thuốc kháng histamin hoặc bút tiêm epinephrine (theo chỉ định của bác sĩ) bên mình để xử lý kịp thời khi có phản ứng dị ứng xảy ra.
Theo VOV
Bạn đang xem: Lê cực bổ dưỡng nhưng cũng hóa thuốc độc với những người này nếu dùng sai cách
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe