Làm cách nào để phân biệt đá tinh khiết với đá bẩn?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất đá. Nhưng chỉ nhìn bề ngoài bạn sẽ không thể phân biệt được đâu là đá sạch, đâu là đá bẩn. Hãy cùng META tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nhu cầu sử dụng đá viên luôn ở mức cao. Tuy nhiên, thực trạng đá bị làm bẩn ngày nay khiến bạn không khỏi lo lắng và đắn đo mỗi khi sử dụng sản phẩm này. Liệu có cách nào để so sánh đá tinh khiết với đá bẩn hay không? Trong bài viết này, META sẽ mách cho bạn một số cách đơn giản để phân biệt được đâu là đá bẩn, đâu là đá tinh khiết.

1. Như thế nào là đá bẩn?

Hiện nay, chúng ta được nghe rất nhiều đến cụm từ "đá bẩn". Vậy như thế nào thì được cho là đá bẩn?

Đá bẩn là sản phẩm đá không đạt các tiêu chuẩn chất lượng để được lưu hành trên thị trường. Sản phẩm đá sạch, đá tinh khiết chỉ được công nhận đạt chuẩn theo QCVN 10:2011/BYT khi được duyệt qua 22 tiêu chí về mặt thành phần và 40 tiêu chí về mặt chất lượng. Đá bẩn thường là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ và thiết bị cũ, không đảm bảo an toàn chất lượng trong khâu vận hành. Nguyên nhân khiến đá bẩn cũng còn do nguồn nước đem sản xuất kém chất lượng.

Phân biệt đá sạch và đá bẩn

Có không ít xưởng sản xuất vì mục đích lợi nhuận mà không màng đến sức khỏe của người sử dụng sản phẩm, họ bỏ qua công đoạn làm sạch, tinh lọc nước và đem trực tiếp nước sông, nước ao hồ để làm nguyên liệu sản xuất nước đá. Bởi vậy, trong nước đá bẩn chứa rất nhiều tạp chất. Trong đó, có cả các yếu tố mắt thường khó lòng nhận biết được như các chỉ số về kim loại nặng, chất độc hại, và cả các vi sinh vật, bào tử nấm mốc. Thậm chí, tại nhiều cơ sở, ngay đến cả công đoạn gạn lọc nước thô cũng không được tiến hành hoặc làm rất sơ sài, nên trong thành phẩm đôi khi vẫn còn chứa những dị vật cứng như sợi tóc, mảnh nilon,...

Nếu người sử dụng dùng phải nước đá bẩn, nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc các bệnh đường ruột cấp tính như kiết lỵ, tiêu chảy,... là rất cao. Không chỉ thế, các vi khuẩn này còn có khả năng cư trú tại các cơ quan trong cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bào mòn sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Cách so sánh đá tinh khiết với đá bẩn

Bất kỳ người tiêu dùng nào cũng có thể so sánh đá tinh khiết với đá bẩn một cách dễ dàng dựa vào hai cách đơn giản sau đây:

2.1. Cách nhận biết khi đá tan

Phân biệt đá sạch và đá bẩn

Ngay cả khi nhìn bề ngoài hai viên đá trông giống hệt nhau, người tiêu dùng cũng có thể dựa theo đặc điểm của đá bẩn nói trên để so sánh đá tinh khiết với đá bẩn.

Cách nhận biết là sử dụng hai cốc nước khoáng hoặc nước uống thông thường có cùng một nguồn. Sau đó, ta cho vào mỗi cốc một viên đá. Điều kiện là hai viên đá này đến từ hai nguồn cung cấp khác nhau và có kích thước tương đương nhau. Giờ thì bạn chỉ cần chờ cho các viên đá tan hết. Để tăng tốc độ làm tan nước đá, bạn có thể đặt hai cốc nước ra ngoài nắng hoặc gần nguồn nhiệt nóng.

Sau một thời gian, bạn có thể nhận xét ngay rằng ở cốc có chứa viên đá được sản xuất gia công, kém tinh khiết, đá tan hết sẽ bị vẩn đục và có cặn lắng bên dưới. Còn với cốc nước chứa đá viên tinh khiết, ngay cả khi đá tan hết, cốc nước vẫn đạt độ trong suốt như nước khoáng.

2.2. Kiểm tra tốc độ tan của đá

Phân biệt đá sạch và đá bẩn

Bạn cũng có thể so sánh đá tinh khiết với đá bẩn bằng cách kiểm tra độ tan của đá. Với sản phẩm đá bẩn, lượng tạp chất bên trong còn khá nhiều. Điều này khiến liên kết giữa các phân tử nước trở nên lỏng lẻo, nhiệt độ làm tan nước đá cũng thay đổi theo, khiến viên đá tan rất nhanh. Trong khi đó, viên đá tinh khiết không có các tạp chất nên có cấu trúc phân tử bền vững hơn, giúp viên đá lâu tan hơn đến 4 - 5 lần.

3. Phân biệt độ già của đá với đá bẩn

Phân biệt đá sạch và đá bẩn

META chắc chắn một điều là người tiêu dùng không thể nhận xét về chất lượng đá nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Bởi có rất nhiều thông tin cho rằng đá trong suốt mới là đá sạch tinh khiết, còn đá vẩn đục là đá bẩn. Tuy nhiên, người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn độ sạch với độ già của đá.

Đá non có độ trong suốt, rất đẹp, nhưng lại tan rất nhanh. Trong khi đó, đá già là loại được cấp nhiệt lạnh lâu hơn trong quá trình sản xuất nên có thời gian tan chậm hơn, độ đục cũng lớn hơn do được làm lạnh sâu. Các cơ sở sản xuất nước đá kém chất lượng thường dựa vào yếu tố này để lừa thị giác người tiêu dùng, bằng cách sản xuất đá non, đóng túi rồi mới đem trữ đông.

>>> Có thể bạn chưa biết: Đá vảy, một loại nước đá có kích thước mỏng nhẹ, được ứng dụng rất nhiều trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Chúng được sử dụng để bảo quản hải sản, chăm sóc y tế, trong phòng thí nghiệm, trong làm đẹp, trong xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.

4. Gợi ý các sản phẩm máy làm đá sạch chất lượng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy làm đá sạch tinh khiết, nổi bật nhất là những sản phẩm máy làm đá Hải Âu. Máy làm đá Hải Âu với độ bền cao, hiệu suất làm đá lớn, sử dụng công nghệ làm đá tiên tiến nhất giúp cho ra những mẻ đá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn cho người dùng.

META giới thiệu đến quý khách hàng một số mẫu máy làm đá Hải Âu bán chạy nhất trên thị trường để quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Máy làm đá viên Hải Âu HA-30 (30 kg/24h) Giá: 18.000.000 vnđ

Phân biệt đá sạch và đá bẩn

 Máy làm đá viên Hải Âu HA-30 có khả năng làm 30kg đá/ngày. Mỗi mẻ đá chỉ hết 18 phút. Do đó sản phẩm Hải Âu HA-30 rất thích hợp dùng trong các quán cà phê nhỏ, tiệm trà bánh hay các nhà hàng, khách sạn vừa và nhỏ.

Đá viên được làm từ máy làm đá viên Hải Âu HA-30 rất tinh khiết do được sản xuất hoàn toàn tự động, khép kín, không hề có sự can thiệp bàn tay con người nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng viên đá. Máy còn có khả năng điều chỉnh mức độ dày, mỏng của viên đá tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích từng người.

Đá viên dạng khối vuông với chất lượng tốt, lâu tan hơn gấp 4 lần so với các loại đá kém chất lượng và không hề để lại vẩn đục khi tan. 

Máy làm đá viên Hải Âu HA 180 Giá: 55.000.000 vnđ

Phân biệt đá sạch và đá bẩn

HA 180 có công suất hoạt động mạnh mẽ lên tới 860W, mỗi ngày có thể sản xuất được 180kg đá viên, thùng chứa đá lớn có thể chứa lượng đá lên đến 145kg đáp ứng được nhu cầu sử dụng đá với tần suất lớn.

Máy làm đá Hải Âu có khuôn làm đá viên kích thước nhỏ, dạng Half Dice 13mm x 22mm phù hợp cho những tiệm kinh doanh thức uống như: cà phê, trà sữa, bia hơi,... Người dùng có thể điều chỉnh kích cỡ đá viên 1 cách dễ dàng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Máy làm đá viên Hải Âu HA 300 Giá: 76.000.000 vnđ

Phân biệt đá sạch và đá bẩn

Tốc độ làm đá nhanh:

  • Mỗi mẻ đá chỉ mất thời gian từ 15 - 25 phút.
  • Năng suất tối đa mà máy đạt được mà 300kg đá mỗi ngày.
  • Thùng trữ đá có kích thước lên tới 280kg, nên bạn sẽ luôn chủ động được nguồn đá sạch để sử dụng bất cứ lúc nào.

>>> Khám phá thêm: Máy làm đá viên Hải Âu có tốt không? Giá bán là bao nhiêu?

Tìm hiểu thêm các sản phẩm máy làm đá tinh khiết từ những thương hiệu nổi tiếng khác như Tiross, Kaiser, Cubix,...

Bạn đang xem: Làm cách nào để phân biệt đá tinh khiết với đá bẩn?

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết