Kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc cho người lần đầu tiên đi

Dọc đất nước ta có rất nhiều những ngôi chùa mang giá trị tâm linh và lịch sử, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. Hãy cùng tìm hiểu về Chùa Tam Chúc và lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn tới ngôi chùa nổi tiếng này nhé. 

Dọc đất nước ta có rất nhiều những ngôi chùa mang giá trị tâm linh và lịch sử, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. Hãy cùng tìm hiểu về Chùa Tam Chúc và lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn tới ngôi chùa nổi tiếng này nhé. 

1Du lịch Chùa Tam Chúc mùa nào đẹp?

chua tam chuc

Khách du lịch thường chọn lựa vào những ngày đầu năm, bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm mùa lễ hội. Việc bạn lựa chọn đi lễ chùa Tam Chúc vào dịp này sẽ rất đông vì đây là thời điểm mà mọi người đổ xô về chùa bái Phật, cầu mong tiền tài, danh vọng.

Tuy nhiên nếu bạn đi chỉ để “thưởng thức” trọn vẹn từ phong cảnh hữu tình, sự linh thiêng trầm mặc nơi cửa Phật và cả đồ ăn hơi đây thì bạn nên tránh dịp lễ hội đầu năm, mà có thể đi vào bất cứ dịp nào trong năm.

Tháng 1 đến tháng 3 (Dịp Tết)

Mùa xuân là mùa lý tưởng để bạn đi tham quan chùa Tam Chúc bởi lúc này thời tiết mát mẻ, nhiều người đi hành hương nên rất đông vui, nhộn nhịp. Mùa đi hành hương ở Tam Chúc đông người nhất đó là vào khoảng 3 tháng đầu năm theo lịch âm.

Đặc biệt nếu như bạn đi chùa Tam Chúc vào những ngày quanh ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm thì bạn còn được tham gia lễ hội hoành tráng của ngôi chùa Tam Chúc này nữa.

chua tam chuc ve dem

chùa Tam Chúc về đêm

Tháng 5,6 và 7

Đi chùa Tam Chúc mùa hè thì trời nắng nóng, oi bức mà chùa Tam Chúc mới xây dựng chưa lâu nên cây cối chưa có bóng mát. Bạn chỉ nên đi chùa Tam Chúc vào những ngày mát mẻ nếu vào mùa hè thôi không thì cảnh ngắm chả được mấy lại nắng nhe răng.

Tháng 10 đến 12

Đi chùa Tam Chúc vào mùa thu, đông thì không khí mát mẻ hơn tuy nhiên lại vắng khách nên không đông vui như mùa xuân. Nếu như bạn không thích ồn ào thì biết đâu thời điểm mùa thu đông lại là thời gian đi chùa Tam Chúc lý tưởng nhất dành cho bạn.

2Đi du lịch Chùa Tam Chúc cần chuẩn bị gì?

- Mang theo nón rộng vành hoặc dù (ô) để tránh nắng.

- Điện thoại, máy ảnh, sạc dự phòng, pin sẽ rất cần thiết nhằm lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ của chuyến đi.

- Các loại giấy tờ tùy thân như CMND, hộ chiếu, chắc chắn là vật dụng mà bạn không thể thiếu khi đăng ký thuê phòng khách sạn.

- Mang theo một ít bông, băng cá nhân, chai oxy già, thuốc trị côn trùng, dầu gió để đề phòng cho bản thân và những người bạn đồng hành.

- Thẻ ATM cùng với tiền mặt để thuận tiện cho việc chi tiêu trong hành trình.

- Việc lên lịch trình cũng rất cần thiết vì nó sẽ giúp bạn giảm thiểu khoảng thời gian trống vì bận nghĩ sẽ đi đâu.

Đến với khu du lịch Chùa Tam Chúc bạn sẽ không phải lo lắng về chỗ ăn nghỉ nữa. Khách Xá nằm ngay bên cạnh Điện Giáo Chủ trong chùa.

Khách Xá Chùa Tam Chúc

Địa chỉ: bên trái giữa Điện Pháp Chủ và Điện Tam Thế, Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam

khach xa tam chuc

3Cách di chuyển và phương tiện di chuyển đến Chùa Tam Chúc

Đi bằng xe khách, ô tô riêng hoặc taxi

Nếu đi bằng ô tô thì bạn cứ chạy thẳng theo hướng quốc lộ 1A. Khi đến thành phố Phủ Lý thì bạn rẽ vào hướng quốc lộ 2B. Đi tiếp quảng 12km nữa là sẽ đến thị trấn Ba Sao. Theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc nếu bạn đi bằng xe khách thì nên xuống xe tại đây rồi sau đó bắt xe ôm. Chỉ mất khoảng 20k tiền xe ôm là bạn sẽ đến tận cổng chùa.

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Vì khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình không quá xa nên bạn có thể sử dụng các phương tiện cá nhân để du lịch Tràng An.

Xe máy, Ô tô

  • Tuyến 1: Bạn chỉ cần chạy theo hướng quốc lộ 1A. Khi đến thành phố Phủ Lý thì bạn rẽ vào hướng quốc lộ 2B. Đi tiếp quảng 12km nữa là sẽ đến thị trấn Ba Sao.
  • Tuyến 2: Bạn có thể đi tuyến thứ 2 đi đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình để có thể đi nhanh hơn, đến nút giao Đại Xuyên rẽ phải rồi tiếp tục đi vào quốc lộ 1A hoặc chạy thẳng quốc lộ 1A từ Giải Phóng

4Vẻ đẹp cổ kính không kém phần tráng lệ của Chùa Tam Chúc

Dưới đây là Top 8 địa điểm check in nổi tiếng tại Chùa Tam Phúc bạn có thể tham khảo, giá vé được cập nhật vào tháng 1/2021:

xe dien

Để thăm quan chùa Tam Chúc bạn có thể lựa chọn phương tiện là xe điện hoặc đi thuyền trên Hồ Tam Chúc để thưởng ngoạn cảnh đẹp non nước

  • Vé xe điện: 90.000đ/người từ bến xe điện tới Cổng Tam Quan Nội và ngược lại
  • Vé thuyền: 200.000đ/người, 240.000đ/người (thuyền VIP) từ bến thuyền vào cổng Tam Quan Nội và ngược lại.

Nhà khách Thủy Đình

nha khach thuy dinh

Đây sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Ghé địa điểm này checkin và mua vé lên thuyền và tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa.

Cổng Tam Quan

Đón tiếp các phật tử, khách du lịch ngay khi vừa đến với quần thể danh thắng tâm linh Tam Chúc chính là cổng Tam Quan Ngoại đồ sộ, kiên cố với nhưng hoa văn mang đặc trưng của chùa Tam Chúc nơi đây.

cong tam quan ngoai

Cổng Tam Quan Ngoại 

Cổng Tam Quan Nội Xét về sự đồ sộ với cổng Tam Quan Ngoại thì cổng Tam Quan Nội tại chùa Tam Chúc trong quần thể danh thắng tâm linh Tam Chúc cũng không kém phần. Khác với cổng Tam Quan Ngoại, cổng Tam Quan Ngoại được xây dựng chủ yếu bằng gỗ tạo cảm giác thân thiện, dễ chịu.

cong tam quan noi

Cổng Tam Quan Nội 

Vườn Cột Kinh

cot dinh

Vườn kinh khổng lồ được xây dựng dự kiến với 1.000 cột đá, đến nay 32 cột đá đã được hoàn thiện. Mỗi cột kinh có chất liệu hoàn toàn bằng đá với độ cao khoảng 14 mét và có tổng trọng lượng lên tới khoảng 200 tấn.Vườn cột kinh sẽ tạo nên một không gian hùng vỹ trước điện Quán Âm. Đây cũng là một điểm nhấn rất riêng chỉ có ở chùa Tam Chúc.

Tam điện nguy nga, tráng lệ

Tam điện nguy nga, tráng lệ

Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng.

Điện Pháp Chủ

Hướng vào từ phía cánh tả là cả một khoảng sân rộng lớn, nhiều cây xanh. Chính diện bên hiên có 3 pho tượng phật, bên cạnh đó là 4 pho tượng khác rất uy nghiêm. Ở giữa sân của điện Giáo Chủ là vạc đồng khổng lồ, hai con hạc bằng đồng đang chầu đỉnh hương

Nằm trên trục thần đạo chùa Tam Chúc tiếp theo chính là Điện Giáo Chủ. Nơi đây thờ Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn.

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế có chiều cao 39m , diện tích sàn lên tới 5000m2 cho 5000 Phật Tử có thể hành lễ cùng lúc. Trong không gian rộng lớn, được chạm trổ tinh xảo của Điện Tam Thế, ba pho Tam Thế hiển thị cho Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai.  Trong điện có 12.000 bức phù điêu làm từ đá núi lửa Indonesia.

Điện Quán Âm

Qua vườn cột kinh, leo thêm vài chục bậc đá nữa đến Điện Quán Âm. Sân vô cùng rộng tạo nên khung cảnh thoáng đãng phóng mắt ra vườn Cột Kinh. Bức phù điêu lớn được trạm khắc bằng đá núi lửa chính diện. Hai bên là rồng bằng đá đang chầu.

Đàn tế trời chùa Ngọc

chua ngoc

Kiến trúc độc đáo của chùa Ngọc Tam Chúc được rất nhiều nhà chuyên môn đánh giá cao, chùa Ngọc thờ một pho tượng Phật bằng Hồng ngọc nặng trên 4 tấn. Ngôi chùa được lắp ghép bằng những viên đá granit đỏ do các nghệ nhân Ấn Độ Hindu giáo chế tác và lắp ghép. Điều đặc biệt của Chùa Ngọc là tất cả các phiến đá được lắp ghép mà không dùng đến keo hoặc xi măng

Đình Tam Chúc

dinh tam chuc

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới đáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.

5Một số lưu ý khi đến Chùa Tam Chúc

chua tam chuc

Chùa Tam Chúc hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng vì vậy không thể tránh được ồn ào và khói bụi. Chính vì thế theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc thì bạn nên mang theo khẩu trang cũng như mũ nón đầy đủ nhé. Nếu mang theo con nhỏ thì bạn cần tuyệt đối để mắt đến chúng và giữ an toàn nhé. Chùa thường mở cửa cho đến tận 9h tối để đón du khách vào tham quan.

  • Khu du lịch chùa Tam Chúc có diện tích lên tới 4000 ha. Bạn nên chuẩn bị sẵn bản đồ để tránh mất thời gian đi lòng vòng.
  • Xe điện & thuyền là hai phương tiện duy nhất được phép đưa khách vào thăm quan chùa. Thời gian di chuyển bằng xe điện 10 phút, thời gian đi thuyền 30 – 45 phút.
  • Khi bước vào cửa chùa hoặc cửa điện, bạn nên đi cửa bên, bước qua bậu cửa chứ không dẫm lên bậu cửa. Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng, khi tới đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, không quá hở hang.
  • Quãng đường phải đi bộ khá nhiều, bạn nên đi giày thể thao hoặc giày bệt thay vì đi giày cao gót.
  • Ngày lễ, Tết rất đông du khách, an ninh không được đảm bảo. Bạn nên chú ý tránh bị móc túi hay giật đồ.

  

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về chuyến du lịch Chùa Tam Chúc, chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời trên núi sông tuyệt đẹp này. Các bạn có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm bằng cách bình luận bên dưới nhé!

Bạn đang xem: Kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc cho người lần đầu tiên đi

Chuyên mục: Du lịch

Chia sẻ bài viết