Không phải hổ, vì sao người Trung Quốc đặt sư tử đá trước cổng nhà?
Người Trung Quốc xưa thường đặt sư tử đá trước cổng nhà thay vì để tượng hổ.
Trong lịch sử phát triển của loài người, nhiều loại động vật hoang dã đã được thuần hóa thành công, trở thành vật nuôi, trợ thủ đắc lực cho sản xuất và đời sống của con người như trâu bò, ngựa, lừa, mèo, chó... Nhưng không phải tất cả các loài vật đều cúi đầu trước con người, một số loài động vật hoang dã, khó thuần phục chẳng hạn như hổ, sư tử và các loài thú lớn khác.
Hổ và sư tử thuộc họ mèo đều có vóc dáng và sức mạnh lớn, móng vuốt sắc nhọn, tính tình hung dữ và ăn thịt loài khác. Hổ và sư tử sống trong những môi trường khác nhau, nhưng cả hai đều tiến hóa thành những kẻ săn mồi hàng đầu trong hệ sinh thái tương ứng. Mặc dù bề ngoài khác nhau nhưng thói quen hung dữ của chúng lại giống nhau khó thể phân biệt được.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có hổ sinh sống, vì vậy người xưa quen thuộc với hổ hơn. Mặc dù không phải nơi sinh sống của sư tử, nhưng con vật này đã đến Trung Quốc hàng vài trăm năm qua con đường cống nạp từ các nước khác. Do đó, người Trung Quốc xưa không xa lạ với sư tử, và có rất nhiều ghi chép về hình dáng và thói quen của sư tử trong sách thời cổ đại.
Do trình độ khoa học tự nhiên cổ đại còn chậm, con người thiếu hiểu biết sâu rộng về các loài thú lớn như hổ và sư tử và có một cảm giác kính sợ đối với chúng. Họ đã từng nhầm chúng với một loại "thần thú", và thường khắc hình ảnh của 2 loài vật này vào các tác phẩm điêu khắc trên đá. Một số lượng lớn những nơi như nhà cửa hoặc lăng tẩm được trưng bày như vật thứ để giúp "trừ tà".
Nhưng trong ứng dụng thực tế, công dụng của sư tử đá và hổ đá khá khác nhau. Cổng của các cung điện và cổng dinh thự cổ hầu như đều là sư tử đá. Trong khi hình tượng hổ đá hiếm khi xuất hiện trước cổng nhà ở, chúng thường xuất hiện trước lăng mộ của các vua chúa, tướng quân, quan lại. Sư tử và hổ đều là những loài thú dữ, chúng không chỉ giống nhau về hình dáng mà còn giống nhau về thói quen sinh hoạt, tại sao những bức tượng đá của chúng lại có sự khác biệt khi đặt ở những nơi khác nhau?
Có hai lý do chính. Thứ nhất, mặc dù người xưa ở Trung Quốc đã từng nhìn thấy sư tử, nhưng họ không thực sự hiểu được thói quen của loài vật này. Vì vậy họ tôn trọng hình ảnh của sư tử hơn là sợ chúng. Đồng thời, họ biết nhiều hơn về hổ, và họ sợ hơn là tôn trọng hổ.
Vì Trung Quốc tự nhiên không sản sinh ra sư tử, nên trong hàng ngàn năm, những con sư tử mà người xưa xem đều đến từ nước ngoài mang đến để làm cống vật. Chúng hầu như bị nhốt trong những chiếc lồng sắt, với ngoại hình hùng vĩ, bờm dài tung bay, tiếng gầm như sấm, nhưng hiếm khi làm hại người, vô hình chung phù hợp với hình tượng "hung thú" trong mắt người xưa. Hiển nhiên là phù hợp hơn để bầu bạn hàng ngày với mọi người, nên được trưng bày trước cửa nhà.
Nhưng với hổ thì lại trái ngược, ở Đông Á, Trung Quốc và nhiều nước là nơi sinh sống của hổ. Thời xưa, mật độ dân số thấp, số lượng hổ hoang dã nhiều. Những trường hợp hổ tấn công làm bị thương và ăn thịt thường xuyên xảy ra. Người ta có cảm giác sợ hổ. Nỗi sợ bị ám ảnh, dần dần trở thành “con thú dữ” trong tâm trí mọi người, hình ảnh nhiều lần hại người, giết người như thế này rõ ràng không thích hợp để con người đặt ở gần nhà.
Nguyên nhân thứ hai là liên quan đến hình ảnh định vị của hổ trong thần thoại cổ đại. Tác phẩm "Luận hành" của Vương Sung trích dẫn từ cuốn "Sơn Hải kinh" ghi lại rằng hai anh em Thần Đồ và Uất Luật - một cặp vị thần trong thần thoại Trung Quốc trừng phạt các linh hồn ma quỷ bằng cách trói chúng vào dây sậy và cho hổ ăn. Hình ảnh của họ cùng với dây sậy được trang trí theo mùa trên cửa hoặc cổng để xua đuổi ma quỷ. Họ được gọi là 'thần cổng' hoặc 'thần cửa'.
Hình ảnh con hổ dữ bên cạnh hai vị thần đã dần truyền thuyết hóa và được sử dụng để bảo vệ linh hồn. Tượng phù điêu của hổ được đặt tại trước mộ của vua chúa hay những người có địa vị để khỏi bị quấy nhiễu bởi nhiều yêu quái. Vì vậy, ở trước lăng mộ của các Hoàng đế nhà Hán, nhà Đường đều đặt tượng hổ. Và ngày nay, các bức tượng này đều là những báu vật của nghệ thuật điêu khắc đá cổ đại.
Thực chất khi trình độ khoa học tự nhiên và công nghệ còn lạc hậu, đây là một số cách hiểu do người xưa nghĩ và lưu truyền lại. Trên thực tế, sự hung dữ của sư tử không kém gì hổ, nếu người xưa thường xuyên tiếp xúc với sư tử ngoài tự nhiên sẽ hiểu ngay mức độ hung dữ của loài vật này.
Theo Công lý & xã hội
Bạn đang xem: Không phải hổ, vì sao người Trung Quốc đặt sư tử đá trước cổng nhà?
Chuyên mục: Phong thủy