Khoai lang mọc mầm có độc?

Nhiều người thắc mắc khoai lang mọc mầm có độc như khoai tây không.

Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan trên VnExpress, trong các loại rau củ, chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Khoai tây mọc mầm sinh ra solanine, một chất rất độc có thể ăn mòn dạ dày, gây tán huyết và làm tê liệt trung khu thần kinh. Các cách chế biến bình thường không thể phá hủy được chất độc này; việc cắt bỏ những chỗ xanh xung quanh mầm khoai tây cũng không loại hết độc tố.

Khoai lang mọc mầm không độc trừ khi nhiễm nấm mốc. Khoai lang bị nấm mốc sẽ sinh ra chất ipomeamarone - độc tố khiến khoai vị đắng. Do đó khi khoai lang có dấu hiệu hư hỏng thì nên vứt bỏ.

Về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn nhiều vitamin và khoáng chất như trước, mùi vị cũng thay đổi, không còn ngon nữa. 

Củ khoai lang mọc mầm không độc nhưng khi để lâu, nhất là trong môi trường ẩm, phần lớn các củ này đều nhiễm nấm mốc, làm xuất hiện những đốm đen hoặc nâu. Củ khoai lúc này trở thành nơi tích tụ độc tố ipomeamarone dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường cho sức khỏe. Lúc này khoai có mùi khó chịu, vị đắng.

Khoai lang mọc mầm có độc?-1
Khoai lang mọc mầm có độc không?

Tóm lại, bạn có đầy đủ lý do để bỏ khoai lang mọc mầm, đó là khoai lang không còn thơm ngon, giá trị dinh dưỡng thấp, nguy cơ nhiễm độc tố cao. Nếu vẫn muốn tận dụng, bạn chỉ lên dùng những củ mới mọc mầm, không xuất hiện đốm đen hoặc nâu.

8 lý do nên ăn nhiều khoai lang mỗi ngày

Hỗ trợ sức khỏe của đường ruột

Bài viết trên website Bệnh viện Medlatec cho biết, các vấn đề về hệ tiêu hóa và sức khỏe của đường ruột sẽ được cải thiện đáng kể nhờ hàm lượng chất xơ và cả các chất oxy hóa có trong khoai lang. Trong khoai lang chứa chất xơ có thể và không thể hòa tan. Ăn khoai lang có thể giúp cho lượng chất xơ trong cơ thể tăng lên và thúc đẩy quá trình tiêu hóa được tốt hơn. 

Có khả năng chống ung thư

Một trong những tác dụng của khoai lang chính là chống lại quá trình oxy hóa. Trong khoai lang có nhiều chất oxy hóa khác nhau, nhất là với khoai lang tím - rất hiệu quả với việc chống lại ung thư. 

Những thành phần trong khoai lang tím có thể ức chế được sự phát triển của những tế bào ung thư, điển hình như ung thư dạ dày, ruột kết, vú hay bàng quang. Ở khoai lang tím, anthocyanin nồng độ cao là chất chống oxy hóa đã lý giải vì sao chúng có ích chống lại các tế bào ung thư. 

Chiết xuất của khoai lang có khả năng tiêu diệt được những tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Chúng đảm bảo rằng các tế bào ung thư sẽ không thể lây lan đến những bộ phận khác ở trong tuyến tiền liệt. 

Tốt cho sức khỏe thị lực

Trong khoai lang nhiều vitamin A (tồn tại ở dưới dạng beta-caroten) có thể cải thiện sức khỏe thị lực. Đây là loại vitamin khá quan trọng đối với sự hình thành của những sắc tố hấp thụ ánh sáng của mắt. Đồng thời, chúng cũng sẽ duy trì được một cấu trúc thích hợp đối với võng mạc. 

Ăn khoai lang có thể giúp bổ sung một lượng vitamin A cần thiết, từ đó ngăn ngừa được sự hình thành của các bệnh lý liên quan đến mắt và giúp đôi mắt luôn được khỏe mạnh.

Khoai lang mọc mầm có độc?-2
Khoai lang mọc mầm không có độc.

Tăng cường hệ miễn dịch

Khoai lang có vỏ màu cam chứa một lượng beta-carotene dồi dào. Đây là hợp chất nguồn gốc từ thực vật và có thể chuyển hóa thành một dạng vitamin ở trong cơ thể. Vitamin A cực kỳ cần thiết đối với hệ miễn dịch. Nếu nồng độ vitamin A thấp có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Vì vậy, ăn khoai lang để nạp vitamin A sẽ giúp duy trì được một màng nhầy khỏe mạnh, nhất là với niêm mạc ruột. 

Đường ruột khỏe mạnh chính là yếu tố để thúc đẩy sức khỏe của hệ miễn dịch. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin A khiến nguy cơ bị viêm ruột tăng cao hơn. Kéo theo đó là khả năng miễn dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng và dần suy yếu. Vì vậy, việc ăn khoai lang thường xuyên cũng có thể giúp tăng cường lượng vitamin A cần thiết. 

Tăng cường các chức năng của não

Tác dụng của khoai lang được tìm thấy chính là cải thiện các chức năng của não. Các nhà khoa học đã thực hiện vài nghiên cứu ở trên động vật và cho thấy anthocyanins trong khoai lang tím có thể giảm viêm, ngăn ngừa được những tác động xấu của các gốc tự do. Nhờ đó, các chức năng của não sẽ được bảo vệ tốt nhất. 

Bạn đang xem: Khoai lang mọc mầm có độc?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết