Khái niệm về Digital Marketing và công việc của người làm Digital Marketing
Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật trong thời đại Internet đã làm công việc Marketing thực sự hiệu quả. Vậy Digital Marketing là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về khái niệm và công việc của người làm Digital Marketing nhé!
Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật trong thời đại Internet đã làm công việc Marketing thực sự hiệu quả. Vậy Digital Marketing là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về khái niệm và công việc của người làm Digital Marketing nhé!
Xem nhanh
1Digital Marketing là gì?
"Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin" - Asia Digital Marketing Association.
Hiểu đơn giản, Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là việc sử dụng Internet, thiết bị di động, phương tiện truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm và các kênh khác để quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng.
Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: Sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số và tương tác với khách hàng.
2Các yếu tố có trong Digital Marketing
Bài viết này sẽ giới thiệu 06 Platfoms chính trong Digital Marketing bao gồm: Website (nền tảng cốt lõi), Quảng cáo online, Social Media, Search (SEO và SEM), Email và Moblie.
- Website: Là một doanh nghiệp, website là yếu tố đầu tiên và quan trọng, đây là điểm tập hợp của các hoạt động Digital Marketing.
- Quảng cáo online: Hoạt động này tốn khá nhiều chi phí, vì vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít khi sử dụng hình thức.
- Social Media: Đây là một trong những nơi để hoạt động Digital Marketing diễn ra mạnh mẽ nhất vì thu hút được nhiều sự quan tâm và khả năng lan truyền nhanh chóng và rộng rãi.
- SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để dễ dàng tìm kiếm trang web.
- SEM: Giúp website tăng lượng truy cập nhờ vào các hoạt động trên công cụ tìm kiếm.
- Email: Tiếp cận, quảng bá sản phẩm thông qua Email nhằm tạo niềm tin đến với khách hàng.
- Mobile: Số lượng người sử dụng thiết bị di động ngày càng nhiều, vì vậy Mobile Marketing không chỉ là xu thế mới mà còn đang thực sự trở thành một công cụ mạnh mẽ để dành được sự chú ý và quan tâm từ khách hàng.
3Chiến lược Digital Marketing
Digital Marketing được chia làm 2 chiến lược: Chiến lược kéo và chiến lược đẩy.
- Chiến lược đẩy: Đẩy sản phẩm đến gần với khách hàng. Thông qua các hình thức tương tác như quảng cáo trên website, gửi tin nhắn SMS hoặc Email,... đến khách hàng để giới thiệu sản phẩm nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm để bán hàng.
- Chiến lược kéo: Lôi kéo người tiêu dùng. Đây là chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua việc quảng cáo, tạo khách hàng tâm lý tò mò để khách hàng chủ động tìm sản phẩm thông qua các hoạt động tìm kiếm trên website, blog,...
4Nghề Digital Marketing
Nghề Digital Marketing cũng chính là làm marketing, bao gồm những công việc như: Dựng kịch bản, lập kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả marketing) trong môi trường số là chủ yếu.
Đối tượng tiếp cận của nghề Digital Marketing là kỹ thuật số.
5Nên bắt đầu từ đâu với Digital Marketing
Digital Marketing là một mảng rất rộng với nhiều kênh khác nhau. Khi mới tiếp cận, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh, từng kênh đó làm gì, mục đích là gì? Sau khi có kiến thức tổng quan, bạn có thể chọn ra một kênh phù hợp với bản thân để tập trung và tìm hiểu trước, sau đó dần mở rộng sang các kênh khác.
Trên đây là khái niệm về Digital Marketing và công việc của người làm Digital Marketing. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Digital Marketing và trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp!
Bạn đang xem: Khái niệm về Digital Marketing và công việc của người làm Digital Marketing
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Bỏ túi ngay những website marketing hữu ích và đáng tin cậy cho dân marketer
- Ý nghĩa của seeding, lợi ích và sự cần thiết của hoạt động seeding trong marketing
- Định nghĩa và tất tần tật các công việc của Agency
- Khái niệm Content, Content Marketing và những điều bạn nên biết
- Mobile Money là gì? Những điều bạn nên biết về công cụ thanh toán mới này
- Công chứng là gì? Chứng thực là gì? Sự khác biệt giữa công chứng và chứng thực