Khái niệm mô hình SWOT và cách phân tích SWOT cho người mới

Để có thể tìm ra hướng đi đúng đắn và hình thành nên chiến lược sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, người ta thường phải dùng đến mô hình SWOT. Vậy mô hình SWOT là gì? cách phân tích mô hình này như thế nao? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn biết nhé!

Để có thể tìm ra hướng đi đúng đắn và hình thành nên chiến lược sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, người ta thường phải dùng đến mô hình SWOT. Vậy mô hình SWOT là gì? cách phân tích mô hình này như thế nao? Bài viết dưới đây Điện máy XANH sẽ chia sẻ cho bạn biết nhé!

1SWOT là gì?

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh bao gồm: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình này dành cho các doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đắn và đồng thời muốn xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.

SWOT là gì?

2Phân tích SWOT là gì?

Để có thể để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải phân tích SWOT. Chúng ta tiến hành phân tích 4 yếu tố vừa nêu để xác định được mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

  • Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
  • Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
  • Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
  • Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

Phân tích SWOT là gì?

3SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Dưới đây là những lĩnh vựa mà SWOT được áp dụng:

  • Lập kế hoạch chiến lược
  • Brainstorm ý tưởng
  • Đưa ra quyết định
  • Phát triển thế mạnh
  • Loại bỏ hoặc hạn chế điểm yếu
  • Giải quyết vấn đề cá nhân như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính …

4Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT

Mô hình SWOT được xây dựng dựa trên 4 yếu tố:

Strength - Thế mạnh

Yếu tố đầu tiên của phân tích SWOT là Strength là những thế mạnh bao gồm những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng như: Trình độ chuyên môn,  các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác, nền tảng giáo dục tốt, mối quan hệ rộng và vững chắc, phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc,...

Weakness - Điểm yếu

Bao gồm như: Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp, hạn chế về các mối quan hệ, thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao,...

Opportunity - Cơ hội

Những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm: Các xu hướng triển vọng, nền kinh tế phát triển bùng nổ, sự xuất hiện của công nghệ mới, những chính sách mới được áp dụng,...

Threat - Thách thức

Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threat – Thách thức là những thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp có thể kể đến như: Thị trường biến động, chưa sẵn sàng với phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh,...

5Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận

Mô hình SWOT có thể mở rộng thành ma trận nhằm thiết lập nền tảng để loại bỏ những yếu tố trở ngại và kích thích những lợi thế.

  • SO (maxi - maxi) nhằm tận dụng tối đa lợi thế để tạo ra cơ hội.
  • WO (mini - maxi) muốn khắc phục điểm yếu để phát huy thế mạnh.
  • ST (maxi - mini) sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ.
  • WT (mini - mini) giải quyết mọi giả định tiêu cực và tập trung giảm thiểu nhằm hạn chế những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực.

Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận

6Cách phân tích và lập chiến lược SWOT chi tiết

Trình bày phân tích SWOT dưới dạng ma trận giúp bạn dễ dàng lập chiến lược theo từng yếu tố.

  • Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.
  • Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
  • Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
  • Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
  • Phân tích ý nghĩa của chúng.
  • Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
  • Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn tìm ra con đường dẫn đến thành công.

Phân tích và lập chiến lược SWOT

Trên đây là bài viết giới thiệu cho bạn mô hình SWOT và cách phân tích SWOT. Hi vọng những thông tin này sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn nhé!

Bạn đang xem: Khái niệm mô hình SWOT và cách phân tích SWOT cho người mới

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết