Khách thuê ôtô tự lái dính phạt nguội, chủ xe "méo mặt" biết đền ai?
Cho thuê xe tự lái nở rộ năm gần đây thế nhưng không phải ai cũng "mát tay" kinh doanh. Sau khi thanh lý hợp đồng, nhiều chủ xe bất ngờ nhận thông báo nộp phạt nguội do khách vi...
Thuê xe ôtô tự lái là loại hình kinh doanh
rất phát đạt tại thị trường ôtô Việt. Những kỳ nghỉ lễ, Tết hoặc
ngày nghỉ cuối tuần, nhu cầu thuê xe tự lái tăng cao đột biến.
Ngoài các công ty cho thuê chuyên nghiệp, nhiều chủ sở hữu cũng tận
dụng thời điểm "vàng" để cho thuê lại chiếc xe của mình để kiếm
thêm thu nhập.
Cũng vì thiếu kinh nghiệm nên người cho thuê cũng mắc phải
những vấn đề nan giải. Đặc biệt là khi cơ quan chức năng tăng cường
xử lý phạt nguội trong thời điểm "nóng" như kỳ nghỉ lễ dài ngày
30/4-1/5 và giỗ tổ Hùng Vương năm nay.
Thuê xe tự lái là loại hình kinh doanh rất phát đạt tại thị trường Việt Nam. |
Đã có nhiều trường hợp, sau khi thanh lý hợp đồng với khách
thuê, chủ xe bỗng nhận được thông báo phạt nguội. Lỗi do
khách thuê gây ra. Ở tình huống này, chủ xe bỏ tiền túi ra nộp phạt
không đành, "bắt đền" khách thuê không xong. Vậy phải làm sao để
vẹn cả đôi đường?
Theo tư vấn của Luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn Luật sư TP Hà
Nội), đa số các mức phạt vi phạm giao thông đều hướng đến người
trực tiếp điều khiển phương tiện. Do đó, khi chiếc xe cho thuê, cho
mượn và người thuê/mượn gây lỗi, dính phạt nguội thì chủ xe nên
liên hệ bên thuê/mượn để yêu cầu họ hoàn thành việc nộp phạt.
Khi xử lý vi phạm này, cơ quan chức năng sẽ thiết lập mối quan
hệ 3 bên giữa cơ quan Nhà nước, chủ xe và người thuê. Khi đó, người
cho thuê là nút thắt để tháo gỡ vấn đề. Việc cần làm lúc này là
cung cấp thông tin chính xác về người thuê để cơ quan Công an ra
quyết định xử phạt đúng đối tượng.
Tất nhiên, phải có bằng chứng chứng minh có cho thuê xe trong
thời gian xảy ra lỗi phạt nguội bằng cách cung cấp hợp đồng thuê
với nội dung thể hiện rõ cam kết về trách nhiệm của người thuê xe
khi xảy ra hỏng hóc, va chạm, vi phạm giao thông và phương thức nộp
phạt hành chính.
Khi xử lý vi phạm này, cơ quan chức năng sẽ thiết lập mối quan hệ 3 bên giữa cơ quan Nhà nước, chủ xe và người thuê. |
Như vậy, khi khách thuê vi phạm giao thông và dính phạt nguội,
chủ phương tiện nên ứng phó theo 2 cách sau đây:
Cách thứ nhất: Chủ xe liên hệ khách thuê, thông báo và yêu cầu
hoàn tiền nộp phạt. Nếu khách thuê không thiện chí hợp tác, chủ xe
có thể khởi kiện dân sự.
Cách thứ hai: Người cho thuê xe thu trước một khoản tiền đặt
cọc, thực hiện hợp đồng giao kết. Sau khi bàn giao xe từ 10 - 20
ngày không xảy ra vi phạm mới hoàn lại cọc cho bên thuê. Trong thời
gian đó, chủ xe nên chủ động tra cứu thông tin phạt
nguội và tự động trừ tiền cọc nếu người thuê xe mắc lỗi vi
phạm hành chính.
Ngoài ra, hợp đồng cho thuê xe tự lái phải có đầy đủ và chính xác. |
Ngoài ra, hợp đồng cho thuê xe tự lái phải có đầy đủ và chính
xác thông tin người thuê, đặc biệt là thông tin về thường trú và
tạm trú. Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê kèm
thời gian giao kết cụ thể trong hợp đồng.
Việc hỗ trợ cơ quan chức năng truy thu số tiền phạt từ người
vi phạm là trách nhiệm của chủ xe (người cho thuê), nếu không chứng
minh hoặc không có căn cứ (hợp đồng thuê) để yêu cầu người thuê nộp
phạt bổ sung thì chủ xe sẽ là người đóng phạt thay.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Khách thuê ôtô tự lái dính phạt nguội, chủ xe "méo mặt" biết đền ai?
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết