Hướng dẫn tư thế ngồi học đúng giúp bé viết đẹp, chống cận, chống gù
Hàng năm, tỷ lệ mắc bệnh học đường liên quan đến cột sống ở trẻ em đều tăng lên, nguyên nhân thường thấy là do cha mẹ không để ý đến tư thế ngồi học của trẻ ngay từ lớp 1. Để bảo vệ sức khỏe và tăng chất lượng học tập của các con,sẽ gửi tới các bậc phụ huynh hướng dẫn tư thế ngồi học đúng giúp trẻ viết đẹp, chống gù, chống cận!
Hàng năm, tỷ lệ mắc bệnh học đường liên quan đến cột sống ở trẻ em đều tăng lên, nguyên nhân thường thấy là do cha mẹ không để ý đến tư thế ngồi học của trẻ ngay từ lớp 1. Để bảo vệ sức khỏe và tăng chất lượng học tập của các con,sẽ gửi tới các bậc phụ huynh hướng dẫn tư thế ngồi học đúng giúp trẻ viết đẹp, chống gù, chống cận!
Xem nhanh nội dung
Vì sao phải ngồi học đúng tư thế?
Tư thế ngồi học đúng cách có vai trò rất quan trọng
Tư thế ngồi học có tác động rất lớn đến sự phát triển hình thể của trẻ như khung xương, lồng ngực, vai, cổ và đặc biệt là cột sống. Việc rèn tư thế ngồi học đúng cho trẻ ngay từ khi bắt đầu sẽ dễ dàng và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, dáng người cũng như chất lượng học tập của con. Cụ thể:
Lợi ích về sức khỏe: Ngồi học đúng tư thế thì khoảng cách giữa mắt và bàn học sẽ chuẩn hơn (không bị xê dịch quá nhiều), máu lưu thông tốt hơn do trẻ có thể đặt chân thả lỏng thoải mái, áp lực lên ổ bụng, cột sống, dây chằng và cơ không quá lớn, tránh nguy cơ trẻ bị gù lưng, cận thị, nhanh mệt mỏi.
Lợi ích về tinh thần: Các bác sĩ nhi khoa cho rằng, việc trẻ ngồi cao và duy trì tư thế đúng làm tăng dung tích phổi và cải thiện nhịp thở. Nhờ vậy, lượng oxy trong máu cao hơn, theo máu lưu thông cung cấp đầy đủ đến não và các cơ quan, làm tăng khả năng tập trung, cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, những bé được tập cho tư thế ngồi đúng ngay từ đầu có tinh thần thoải mái khi học tập hơn, tiếp thu tốt kiến thức.
Tác hại khi trẻ ngồi học sai cách
Tư thế ngồi học sai
Tư thế ngồi học sai của trẻ
- Đầu cúi thấp, dí sát vào sách hoặc vở, nằm bò ra bàn hoặc giường khi viết, vẽ.
- Lưng khom, chân không chạm sàn, ngực tì vào bàn, tay chống cằm, tựa đầu làm đầu nghiêng hẳn sang một bên, gồng cứng cánh tay và bả vai.
Nguyên nhân dẫn đến tư thế ngồi sai
- Góc học tập của trẻ chưa phù hợp: Bàn quá cao hoặc quá thấp, không đủ ánh sáng hoặc ánh sáng quá chói mắt.
- Cha mẹ không chú ý rèn luyện tư thế ngồi cho trẻ: Không chỉ tư thế ngồi, mà cách trẻ đi, đứng, vận động đều cần cha mẹ quan sát trong quá trình luyện tập. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khiến cha mẹ không phát hiện tư thế sai của trẻ, đến khi thành thói quen và bắt đầu có những ảnh hưởng xấu, chúng ta lại “uốn nắn” bằng cách la mắng, làm cho trẻ càng mệt mỏi, áp lực, khó sửa hơn.
Tác hại của ngồi học sai cách
Tác hại của ngồi học sai tư thế
Ảnh hưởng đến sức khỏe và hình dáng cơ thể
Ngồi sai tư thế khiến cho lưng trẻ dễ bị đau, đường thông khí huyết hẹp lại, tắc nghẽn mạch máu, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận, mật, dạ dày…
Ngoài ra, cơ thể bị chùng do sai tư thế làm tăng áp lực lên lưng và ổ bụng, dạ dày không thể tiêu hóa thức ăn một cách tốt nhất, nặng hơn có thể gây viêm loét hoặc trào ngược axit dạ dày. Cơ bụng và cơ lưng cũng không được kéo căng để đốt cháy mỡ tích tụ, gây ra tình trạng béo bụng, mất thẩm mỹ.
Từ 0 đến 18 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để xương phát triển. Khi trẻ đi học và hình thành thói quen ngồi sai tư thế sẽ làm biến dạng cấu trúc xương, các xương cong hoặc lệch gây ra tình trạng gù lưng, thậm chí ảnh hưởng đến chiều cao sau khi trưởng thành.
Ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng học tập của trẻ
Ngồi sai tư thế khiến trẻ luôn thấy mệt mỏi, đau nhức, chán nản, khả năng tập trung kém làm kết quả học tập không cao. Nếu bố mẹ tiếp tục gây áp lực, có thể khiến trẻ mất đi hứng thú học tập, dẫn đến stress kéo dài, gây ra một số bệnh tâm lý như: Rối loạn khả năng học tập, giao tiếp; rối loạn lo âu; rối loạn phát triển lan tỏa (rối loạn phổ tự kỷ);...
Hướng dẫn tư thế ngồi và cầm bút đúng
Hướng dẫn tư thế ngồi học đúng
Tư thế ngồi và cầm bút sai trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tâm lý cũng như thể chất của trẻ. Vậy, thế nào là tư thế ngồi và cầm bút chuẩn?
Cách ngồi học đúng tư thế
Tư thế ngồi học đúng cách cho trẻ như sau:
- Luôn giữ cơ thể ở trạng thái thẳng đứng, lưng thẳng chạm nhẹ vào phần tựa của ghế, ngực không tì vào bàn.
- Đầu hơi cúi, khoảng cách từ mặt sách (vở) đến mắt từ 25 - 30cm.
- Hai chân để song song trên sàn, thả lỏng tự nhiên.
Tư thế ngồi học chuẩn cho trẻ
Tư thế cầm bút chuẩn
Bên cạnh việc tư thế ngồi đúng, thì rèn luyện cách cầm bút đúng cho trẻ cũng rất quan trọng. Bởi nếu cầm bút sai sẽ khiến ngòi bút không được linh hoạt, chữ không đẹp và ngay ngắn. Ngoài ra còn khiến tay trẻ dễ bị đau mỏi, tốc độ viết chậm, khiến con khó theo kịp tiến độ học tập ở lớp.
Tư thế cầm bút đúng (hay tư thế viết chữ đẹp) cho trẻ như sau:
- Nên viết bằng tay phải (không hoàn toàn bắt buộc).
- Sử dụng 3 ngón tay để cầm bút, ngón cái và ngón trỏ đặt phía trên, ngón giữa đặt phía dưới quản bút. Hai ngón còn lại tì xuống tạo điểm tựa cho việc di chuyển ngòi bút.
- Khoảng cách từ ngón trỏ đến ngòi bút là 2,5cm.
- Khi viết, dùng 3 ngón tay di chuyển bút từ trái qua phải; cán bút nghiêng về phía cổ tay; khuỷu tay, cánh tay di chuyển mềm mại; thả lỏng cổ tay và bả vai.
Giải pháp định hình tư thế ngồi học chuẩn cho trẻ
Để giúp trẻ định hình được tư thế ngồi học, cha mẹ có thể làm gương cho con bằng cách thực hiện tư thế ngồi đúng mọi lúc mọi nơi; theo sát con trong quá trình rèn luyện thói quen đọc sách viết chữ; luôn khen ngợi, động viên khi con có tư thế ngồi đúng hay uốn nắn nhẹ nhàng khi con thực hiện sai. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh còn có thể chuẩn bị một góc học tập phù hợp, hiện đại cho trẻ bằng các sản phẩm như bàn học thông minh và đèn chống cận.
Bàn học thông minh
Ngồi đúng tư thế với bàn học thông minh
Bàn học thông minh là sản phẩm tích hợp các công nghệ hiện đại, đa chức năng phù hợp cho nhiều lứa tuổi học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
Tùy vào độ hiện đại, cấu tạo và chất liệu thì bàn học thông minh sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn đều có thể điều chỉnh độ cao và góc nghiêng phù hợp với chiều cao của trẻ, giúp trẻ có thể ngồi thoải mái, chống cận, chống gù lưng và dễ định hình tư thế ngồi chuẩn.
Đèn học chống cận
Bên cạnh bàn học, một chiếc đèn học chiếu sáng phù hợp cũng rất quan trọng. Đèn học chống cận là sản phẩm đã được rất nhiều phụ huynh ưu ái chọn dùng vì những lợi ích nó đem lại.
Được cấu tạo bằng những bóng đèn LED có khả năng điều chỉnh ánh sáng phù hợp với mỗi đối tượng sử dụng, công nghệ sản xuất chip mới giúp chiếu sáng vượt trội, không nháy, chống lóa, khiến mắt không phải điều tiết quá nhiều, từ đó giảm khả năng bị cận thị của trẻ xuống mức thấp nhất.
Tùy vào tuổi lứa tuổi và sở thích của trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các sản phẩm đèn chống cận sau:
Trên đây là hướng dẫn về tư thế ngồi đúng giúp trẻ viết đẹp, chống gù, chống cận, hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bạn phần nào trong quá trình đồng hành với con.
Bạn đang xem: Hướng dẫn tư thế ngồi học đúng giúp bé viết đẹp, chống cận, chống gù
Chuyên mục: Mẹ & Bé
Các bài liên quan
- Học online cần những thiết bị gì? Những thiết bị học online cần có
- Bàn học sinh Xuân Hòa nào có giá sách? Có giá bán bao nhiêu tiền?
- [Tổng hợp] Những mẫu balo cặp sách học sinh hot nhất năm nay
- Top 10 balo cho học sinh cấp 2, trung học thời trang, cá tính, hot trend
- Gợi ý top 10 mẫu balo, cặp Hami - Miti đẹp, dễ thương cho học sinh tiểu học
- Những đồ dùng học tập cần mua cho trẻ vào năm học mới