Hướng dẫn cách dùng nhiệt kế đo tai chuẩn, cho kết quả chính xác nhất
Nhiệt kế đo tai, được dùng rất phổ biến so với nhiệt kế đo nách và nhiệt kế đo trán. Vậy hãy để chúng tôi hướng dẫn cho bạn cách dùng nhiệt kế đo tai sao cho chuẩn, để có được kết quả chính xác nhất nhé!
Nhiệt kế đo tai, được dùng rất phổ biến so với nhiệt kế đo nách và nhiệt kế đo trán. Vậy hãy để Điện máy XANH hướng dẫn cho bạn cách dùng nhiệt kế đo tai sao cho chuẩn, để có được kết quả chính xác nhất nhé!
1Xác định độ tuổi của người được đo
Điều đầu tiên khi sử dụng nhiệt kế đo tai, là bạn cần xác định độ tuổi người được đo như thế nào. Vì mỗi loại nhiệt kế sẽ phù hợp với đối tượng nhất định để mang lại kết quả đo chính xác nhất.
Đối với trẻ sơ sinh nên chọn nhiệt kế đo trực tràng.
Trẻ sơ sinh cho đến khoảng 6 tháng tuổi, bạn nên chọn nhiệt kế đo trực tràng kĩ thuật số để đo cho chính xác. Vì nếu dùng nhiệt kế đo tai thì rất dễ gây nhiễm trùng tai cho bé, hoặc điều kiện không thuận lợi (như có ráy tai và ống tay nhỏ, cong) đều làm ảnh hưởng đến chỉ số đo.
Ngoài ra, bạn có thể chọn dùng nhiệt kế đo trán cho trẻ.
Đối với trẻ mới biết đi có thể dùng nhiệt kế đo tai.
Khi trẻ lên 3 tuổi, độ tuổi mà bé bắt đầu tập đi, thì bạn có thể dùng nhiệt kế đo tai cho trẻ khi bị sốt nhưng phải thận trọng. Vì có thể gây nhiễm trùng tai cho trẻ.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nhiệt kế đo trực tràng, nách hay trán để cho kết quả đo nhiệt độ chính xác hơn.
Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, chọn bất kì nhiệt kế đo nào.
Với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể chọn bất kì loại nhiệt kế nào để đo khi bị sốt. Cụ thể, khi dùng nhiệt kế đo tai cho trẻ, bạn nên vệ sinh ráy tai trước khi đo. Đồng thời, chú ý đến việc đặt nhiệt kế sao cho có được kết quả đo chính xác.
- Nếu bạn nghi ngờ về kết quả đo từ nhiệt kế tai, thì hãy dùng nhiệt kế khác mà bạn có được, để tiến hành đo thân nhiệt cho trẻ, rồi so sánh kết quả nhé!
2Hướng dẫn cách đo
Sau khi xác định độ tuổi, đặc biệt đối với trẻ em, thì bạn tiến hành dùng nhiệt kế đo tai để đo như sau:
Bước 1: Vệ sinh tai.
Ráy tai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sai số kết quả đo. Vì thế, hãy vệ sinh tai sạch sẽ trước khi đo:
- Cách an toàn và hiệu quả nhất khi vệ sinh tai, là bạn nhỏ một vài giọt dầu: ô liu ấm, dầu hạnh nhân, dầu khoáng hoặc thuốc nhỏ tai, để làm mềm ráy tai. Sau đó, dùng một dụng cụ lấy ráy tai (tránh dùng bông tăm ráy tai) để loại bỏ ráy. Cuối cùng là đảm bảo cho tai được khô ráo trước khi đo.
Bước 2: Khử trùng đầu đo nhiệt kế.
Bạn lấy nhiệt kế đo tai ra khỏi hộp, đọc qua hướng dẫn sử dụng (nếu có), rồi dùng khăn thấm ít cồn (hoặc giấy khử trùng) để lau sạch đầu đo nhiệt kế, để tránh bị nhiễm khuẩn.
Bước 3: Kéo tai hơi ra phía ngoài và đưa đầu nhiệt kế vào.
Đối với tai người lớn, bạn có thể dễ dàng đưa đầu nhiệt kế vào để tiến hành đo. Còn đối với trẻ em, vì ống tai nhỏ và hơi cong, bạn cần dùng một bên tay hơi kéo vành tai ra ngoài, rồi đặt đầu nhiệt kế vào để đo.
Khi đặt đầu nhiệt kế vào bên trong ống tai, bạn cần giữ khoảng cách an toàn để đầu nhiệt kế không cần phải chạm sâu vào bên trong màng nhĩ. Vì tín hiệu hồng ngoại từ nhiệt kế có thể đo được nhiệt độ với khoảng cách ấy.
Bước 4: Bật máy và đọc kết quả đo.
Khi nhiệt kế đã được đưa nhẹ vào ống tai, bật máy và giữ chắc nó cho đến khi nghe nhiệt kế báo hiệu xong (có tiếng bíp), rồi bạn lấy ra đọc chỉ số.
3Cách xem kết quả đo
Cách đọc chỉ số trên nhiệt kế đo tai rất đơn giản để xác định xem thân nhiệt đang ở bao nhiêu độ C:
Bước 1: Hiểu sơ qua nhiệt độ của các bộ phận trên cơ thể và đặc điểm đối tượng.
Để xác định thân nhiệt có bị sốt hay không, bạn cần hiểu sơ qua nhiệt độ ở mỗi bộ phận đo của cơ thể và đặc điểm đối tượng, như thế nào là bình thường và như thế nào là bị sốt nhẹ, sốt nặng?
Chẳng hạn:
- Với người trưởng thành, nhiệt độ trung bình bình thường ở dưới lưỡi là 98,6 độ F (37 độ C), ở tai thường cao hơn là 100 độ F (37,8 độ C).
- Thực tế, đối với một người trưởng thành, nhiệt độ cơ thể bình thường dao động từ 97,8 độ F (36,6 độ C) đến dưới 100 độ F (37,8 độ C).
Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể bình thường khác nhau còn tùy thuộc vào giới tính, mức độ hoạt động, mức tiêu thụ thực phẩm và đồ uống, thời gian trong ngày và giai đoạn kinh nguyệt (đối với phụ nữ). Vì thế, hãy xem xét các yếu tố này nếu như bạn xác định người đó có bị sốt hay không?
Bước 2: Xác định các yếu tố đi kèm theo sốt.
Thực tế, nhiệt kế cũng đôi lúc bị lỗi và cho kết quả đo không chính xác. Lúc này, bạn hãy đo thử nhiều lần hoặc bằng cách dùng các nhiệt kế khác nhau để đo, rồi so sánh kết quả đo với nhau.
Đồng thời, hãy xem cơ thể người đo có xuất hiện các triệu chứng bất thường hay không, như ra mồi hôi, đau đầu, đau cơ, yếu cơ, chán ăn,... hay tăng khát nước.
Bước 3: Quyết định nên đến bác sĩ khám hay không?
- Ví dụ, trẻ nhà bạn được đo nhiệt độ ở tai là 38 độ C, được xem là sốt, nhưng nếu trẻ uống nhiều nước, tinh thần thoải mái và ngủ nghĩ bình thường, thì nhiệt độ sẽ tự giảm vì sức đề kháng trong cơ thể sẽ hoạt động để bảo vệ cơ thể ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nhiệt độ lên đến 38.9 độ C, hoặc cao hơn, và đi kèm các triệu chứng như khó chịu bất thường, khó chịu, mệt, ho,... hay tiêu chảy từ trung bình đến nặng, thì hãy đến bác sĩ khám để điều trị kịp thời nhé!
Để hạ sốt, bác sĩ có thể đề nghị cho bạn dùng thuốc acetaminophen (như Tylenol) hoặc ibuprofen ( như Advil, Motrin). Tuy nhiên, ibuprofen thường không thể dùng được cho trẻ trước 6 tháng tuổi, và không nên dùng aspirin cho bất cứ đối tượng nào dưới 18 tuổi vì dễ gặp nguy cơ mắc hội chứng Reye.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách dùng nhiệt kế đo tai chuẩn, cho kết quả chính xác nhất
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 3 lỗi thường gặp trên nhiệt ẩm kế. Nguyên nhân và cách khắc phục
- Nên chọn mua nhiệt ẩm kế cơ hay nhiệt ẩm kế điện tử?
- 5 tiêu chí chọn mua nhiệt ẩm kế đơn giản và hiệu quả
- Nhiệt ẩm kế là gì? Có bao nhiêu loại? Dùng để làm gì?
- Nhiệt độ bao nhiêu thì sốt? Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt đúng cách
- Hướng dẫn 3 cách đo nhiệt kế chính xác và đúng cách tại nhà