Hiện tượng siêu trăng máu là gì? Siêu trăng máu xuất hiện khi nào?

Hãy cùng tìm hiểu ngay: Trăng máu, siêu trăng máu là gì? Mặt Trăng có màu đỏ lúc này không? Liệu hôm nay có trăng máu, siêu trăng máu không? Trăng máu, siêu trăng máu xuất hiện khi nào, vào lúc mấy giờ?

Siêu trăng máu là một hiện tượng kì thú liên quan đến Mặt Trăng - vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

Hiện tượng trăng máu là gì? Hiện tượng siêu trăng máu là gì?

Trong tiếng Anh, trăng máu được gọi là blood moon, siêu trăng máu được gọi là super blood moon. Trăng máu là một tên gọi khác của hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Ngày có thể xuất hiện nguyệt thực toàn phần là một ngày trăng tròn trong tháng. Nếu nguyệt thực toàn phần xảy ra khi vị trí của Mặt Trăng trùng hoặc gần như trùng với cận điểm (vị trí Mặt Trăng gần Trái Đất nhất) thì nó sẽ được gọi là siêu trăng máu.Trăng máu, siêu trăng máu xảy ra trong ngày có nguyệt thực toàn phần.

Trăng máu, siêu trăng máu xảy ra trong ngày có nguyệt thực toàn phần.

Trăng máu, siêu trăng máu xảy ra trong ngày có nguyệt thực toàn phần.

Mặt Trăng có màu đỏ trong ngày có trăng máu, siêu trăng máu không?

Tên gọi trăng máu hay siêu trăng máu được dịch từ blood moon hay super blood moon trong tiếng Anh xuất phát từ chính màu sắc của Mặt Trăng ở pha toàn phần trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần: Toàn bộ Mặt Trăng sẽ xuất hiện với sắc đỏ. Tuy nhiên, điều này không phải do Mặt Trăng tự thay đổi màu sắc mà là do ảnh hưởng từ vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời khi đó. 

Pha toàn phần của nguyệt thực toàn phần là lúc Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng với nhau, Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời và Mặt Trăng bị vùng bóng tối của Trái Đất che khuất hoàn toàn khỏi Mặt Trời.

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất, Mặt Trời trong ngày trăng máu làm thay đổi màu sắc của Mặt Trăng.

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất, Mặt Trời trong ngày trăng máu làm thay đổi màu sắc của Mặt Trăng.

Thực tế, Mặt Trăng không có khả năng tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng tỏa sáng chủ yếu là do bề mặt Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng từ Mặt Trời. Tuy nhiên, tại pha toàn phần của nguyệt thực toàn phần, do Mặt Trăng bị vùng bóng tối của Trái Đất che khuất hoàn toàn khỏi Mặt Trời nên bề mặt Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời mà thay vào đó sẽ nhận được ánh sáng Mặt Trời đã đi qua rìa khí quyển Trái Đất.

Ánh sáng Mặt Trời là chùm sáng đa sắc, bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau, trong đó ánh sáng hướng về phía màu đỏ của quang phổ sẽ có bước sóng dài hơn so với ánh sáng hướng về phía màu tím của quang phổ. Khi đi vào khí quyển Trái Đất, do tán xạ Rayleigh, phần lớn những ánh sáng với bước sóng ngắn trong ánh sáng Mặt Trời sẽ bị khí quyển tán xạ và lọc bỏ, còn đa số những ánh sáng với bước sóng dài hơn có thể dễ dàng đi qua khí quyển. 

Do đó, vào pha toàn phần của nguyệt thực toàn phần, ánh sáng đến được bề mặt Mặt Trăng và được bề mặt Mặt Trăng phản xạ lại chủ yếu là những ánh sáng về phía đỏ như ánh sáng đỏ, ánh sáng cam... Vì thế, chúng ta sẽ quan sát thấy Mặt Trăng lúc này có sắc đỏ, và đó cũng chính là lí do cái tên trăng máu ra đời.

Mặt Trăng có sắc đỏ khi phản xạ những ánh sáng về phía đỏ.

Mặt Trăng có sắc đỏ khi phản xạ những ánh sáng về phía đỏ.

Thực tế, màu sắc của Mặt Trăng khi xảy ra pha toàn phần của hiện tượng nguyệt thực toàn phần có thể thay đổi từ nâu tối, đỏ cho tới cam sáng hay vàng... tùy thuộc vào lượng bụi và mây có trong khí quyển. Nếu khí quyển có càng nhiều mây và bụi thì sắc đỏ của Mặt Trăng sẽ càng tối, thẫm hơn.

Ngoài ra, bên cạnh việc có một khoảng thời gian chuyển toàn bộ sang sắc đỏ thì cũng như những ngày siêu trăng khác, Mặt Trăng trong ngày diễn ra hiện tượng siêu trăng máu thường trông có vẻ to hơn so với những ngày trăng tròn bình thường.

Sự thay đổi của Mặt Trăng trong một ngày diễn ra hiện tượng trăng máu.

Sự thay đổi của Mặt Trăng trong một ngày diễn ra hiện tượng trăng máu.

Trăng máu là điềm gì?

Có những quan niệm cho rằng trăng máu (huyết nguyệt, trăng huyết, trăng đỏ) là một điềm báo xấu khi mà Mặt Trăng có màu đỏ như máu. Tuy nhiên, từ những lí giải về màu sắc của trăng máu ở trên thì có thể thấy rằng đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường dưới góc độ khoa học. Thậm chí, đây còn là một hiện tượng rất đáng để bạn chờ đợi và chiêm ngưỡng nữa.

Cùng xem lại một số hình ảnh trăng máu, siêu trăng máu ấn tượng đã được ghi lại qua các năm nhé:

Hình ảnh trăng máu, siêu trăng máu ấn tượng

Hình ảnh trăng máu, siêu trăng máu ấn tượng

Hình ảnh trăng máu, siêu trăng máu ấn tượng

Hình ảnh trăng máu, siêu trăng máu ấn tượng

Hình ảnh trăng máu, siêu trăng máu ấn tượng

Tối hôm nay có trăng máu, siêu trăng máu không? Trăng máu, siêu trăng máu 2021 xuất hiện khi nào?

Hiện tượng trăng máu chỉ xảy ra khi có đủ các điều kiện là Mặt Trăng phải ở vào pha trònMặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời phải thẳng hàng với nhau, vùng bóng tối của Trái Đất phải che khuất hoàn toàn Mặt Trăng khỏi Mặt Trời. Với siêu trăng máu thì cần thêm một điều kiện nữa là vị trí của Mặt Trăng phải trùng hoặc gần như trùng với cận điểm của nó so với Trái Đất.
Vào năm 2021 này, thật may mắn khi chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng máu vào cuối tháng 5. Trong đó, theo giờ Việt Nam:

  • Mặt Trăng sẽ ở pha tròn vào ngày 26/5.
  • Thời gian bắt đầu nguyệt thực toàn phần sẽ là khoảng từ 15:47:39 đến 20:49:44, trong đó pha một phần sẽ bắt đầu vào khoảng 16:44:58 và kết thúc vào khoảng 19:52:23, pha toàn phần sẽ bắt đầu vào khoảng18:11:26, đạt cực đại vào khoảng 18:18:42 và kết thúc vào khoảng 18:25:54Như vậy, tổng thời gian có thể quan sát được hiện tượng toàn bộ Mặt Trăng có sắc đỏ là khoảng 14 phút 28 giây (từ 18:11:26 tới 18:25:54).

Nếu bạn đang thắc mắc ở Việt Nam có quan sát được siêu trăng máu 2021 không thì câu trả lời là cũng rất may mắn khi tại Việt Nam, sẽ có nhiều khu vực có thể quan sát được trọn vẹn hoặc một phần hiện tượng trăng đỏ hoàn toàn trong nguyệt thực toàn phần 2021 như TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Tại các tỉnh thành khác của Việt Nam, do thời điểm Mặt Trăng mọc là khi pha toàn phần đã sắp kết thúc hoặc đã kết thúc (tức là từ khoảng 18:24 trở đi) nên sẽ chỉ xem được pha một phần của nguyệt thực ngày 26/5 từ lúc Mặt Trăng mọc cho tới khi pha một phần kết thúc (19:52:23). Ở pha này, Mặt Trăng sẽ bị che khuất một phần bởi bóng của Trái Đất.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều khu vực khác trên thế giới có thể quan sát được hiện tượng siêu trăng máu trong năm 2021 này như khu vực phía Tây Bắc Mĩ và Nam Mĩ, khu vực phía Đông châu Á, châu Đại Dương... Một số thành phố lớn trên thế giới sẽ xuất hiện hình ảnh toàn bộ Mặt Trăng có màu đỏ có thể kể tới Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Houston, Los Angeles, San Francisco, Phoenix, Honolulu (Mĩ), Manila (Philippines), Melbourne, Brisbane, Sydney (Australia), Singapore (Singapore), Thượng Hải (Trung Quốc), Mexico (Mexico), Lima (Peru), Santiago (Chile), Jakarta (Indonesia)...

Bên cạnh đó, vì xảy ra vào ngày trăng tròn tháng 5 vốn được biết đến với tên gọi là trăng hoa (flower moon) nên siêu trăng máu 2021 còn được gọi là siêu trăng hoa máu (super flower blood moon).

Siêu trăng máu 2021 xảy ra vào tháng 5 còn được gọi là siêu trăng hoa máu. Tên gọi trăng hoa cho trăng tròn tháng 5 xuất phát từ việc tháng 5 là lúc hoa nở rộ.

Siêu trăng máu 2021 xảy ra vào tháng 5 còn được gọi là siêu trăng hoa máu. Tên gọi trăng hoa cho trăng tròn tháng 5 xuất phát từ việc tháng 5 là lúc hoa nở rộ.

Lưu ý để quan sát và chụp ảnh trăng máu, siêu trăng máu

Để quan sát trăng máu, siêu trăng máu, bạn hãy chọn một địa điểm có tầm nhìn thoáng đãng. Trong điều kiện thời tiết tốt, hiện tượng trăng máu, siêu trăng máu hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu muốn quan sát kĩ và rõ hơn các đặc điểm, sự thay đổi màu sắc của Mặt Trăng thì bạn hãy sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn.

Nếu muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp của trăng máu, siêu trăng máu, bạn hãy lưu ý nên đặt máy ảnh cố định trên tripod, chân kính thiên văn và đừng quên chuẩn bị sẵn pin dự phòng, thẻ nhớ trống nhé.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng siêu trăng máu và thời gian xuất hiện siêu trăng máu trong năm 2021.

Bạn đang xem: Hiện tượng siêu trăng máu là gì? Siêu trăng máu xuất hiện khi nào?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết