Hà Nội ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên ngoài cộng đồng
Như vậy, Hà Nội đã có ca nhiễm Omicron trong cộng đồng và hoàn toàn có thể có nguy cơ lây lan rộng hơn.
Báo cáo tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội sáng nay (26/1) ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh. Đáng chú ý, có 1 người nhiễm biến chủng Omicron ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Như vậy, Hà Nội đã có ca nhiễm Omicron, hoàn toàn có thể có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm giả do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca trên ngày sau Tết, thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt 5K.
Trong các nhiệm vụ trọng tâm được đề ra, Hà Nội sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền để nhân dân không chủ quan trước dịch bệnh; thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch theo cấp độ dịch; hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người... Chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc “4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, cộng dồn đến 18 giờ ngày 25/1/2022, Hà Nội đã ghi nhận 118.111 ca mắc (tại Hà Nội 117.915 trường hợp, 254 trường hợp nhập cảnh), 506 trường hợp tử vong (0,43%). Toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2.
Về công tác tiêm chủng, thành phố đã tiêm được 14.541.317 mũi. Trong đó với người trên 50 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 là 99,3% (1.903.018 mũi/1.916.049 người); Tỷ lệ tiêm mũi 2: 98,3% (1.884.173 mũi /1.916.049 người).
Từ 27/4 đến nay, tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 117.871 bệnh nhân, hiện đang quản lý, điều trị: 45.720 người, trong đó: Bệnh viện Trung ương: 365 người (Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội). Hiện đang quản lý, điều trị: 45.355 người bệnh thuộc các tầng quản lý và điều trị của Thành phố; Điều trị tại nhà: 36.260 người.
Bạn đang xem: Hà Nội ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên ngoài cộng đồng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Di chứng 'sương mù não' hậu COVID-19: Tại sao COVID-19 gây ra sương mù não? Cần làm gì để sương mù não sớm biến mất?
- Sau bao lâu F0 không còn khả năng phát tán nCoV?
- 4 điều cần làm để tránh dương tính giả khi test nhanh Covid
- Ngày 24/1, Hà Nội thêm 2.801 ca mắc Covid-19 tại 25/30 quận, huyện, thị xã
- 4 yếu tố dự đoán nguy cơ bị Covid-19 kéo dài