Giải đáp thắc mắc các chế độ chụp lấy nét trên điện thoại thông minh
Kỷ nguyên ảnh số phát triển, các dòng điện thoại gần đây đều được chú trọng phát triển phần Camera để người dùng có thể lưu lại các khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời. Mời bạn đọc tìm hiểu các chế độ chụp ảnh lấy nét thông dụng trên các dòng Smartphone hiện nay.
Xem nhanh
1Tự động lấy nét
Chức năng tự động lấy nét hay còn gọi là Autofocus là niềm tự hào của các dòng điện thoại thông minh trong các năm 2019 trở lại đây. Ở chế độ này, camera sẽ cảm nhận ánh sáng bằng cảm biến, sau đó điều chỉnh tiêu cự ống kính tập trung vào các điểm được xác định. Lấy nét tự động sẽ phân tích ánh sáng thu được từ camera hoặc bằng các bộ cảm biến để làm rõ chủ thể trong ảnh.
Ưu điểm của chế độ này là sử dụng cực kỳ đơn giản, đảm bảo được các tấm ảnh chụp được luôn có bố cục rõ ràng và hợp lý. Tuy nhiên khi sử dụng, người dùng cần thực hiện ở nơi có ánh sáng vừa phải, nếu cường độ sáng quá yếu thì sẽ rất khó lấy nét.
2Chạm lấy nét
Khác với chụp ảnh lấy nét tự động, chạm lấy nét yêu cầu người dùng chạm vào một chủ thể trong ảnh để lấy nét. Khi chạm, camera sẽ tự động điều chỉnh tiêu cự để tập trung vào điểm cần lấy nét trên chủ thể theo ý muốn của người dùng.
Chạm lấy nét thường dùng khi muốn chụp cận cảnh, chụp macro hoặc khi chế độ lấy nét tự động lấy nét không đúng ý của người dùng. Do vậy với chạm lấy nét, bạn có thể bắt được vị trí hoặc vật thể chính cần chụp chính xác hơn.
3Lấy nét bằng tia laser
Tự động lấy nét bằng laser có là hệ thống lấy nét tự động đơn giản và dễ hiểu nhất. Phổ biến cách đây vài năm với các nhà sản xuất điện thoại thông minh như LG, lấy nét tự động bằng laser là một hệ thống lấy nét chủ động sử dụng tia hồng ngoại để xác định tiêu điểm. Thay vì tính toán và xác định tiêu điểm, tính năng lấy nét tự động bằng laser sẽ bắn ra chùm tia laser hồng ngoại không nhìn thấy để quét cảnh vật xung quanh. Do đó, cách lấy nét bằng laser hoạt động rất tốt trong các môi trường thiếu ánh sáng.
Tuy nhiên, điểm yếu là laser của các camera này khá yếu (không gây hại đối tượng chụp cả khi chiếu thẳng vào mắt người). Do đó, nó chỉ hoạt động hiệu quả khi đối tượng đủ gần để tia laser phản xạ trở lại. Điều đó nghĩa là nếu bạn chụp các bức ảnh có hậu cảnh xa thì lấy nét bằng laser sẽ vô dụng.
4Lấy nét theo pha
Việc thừa hưởng từ các máy ảnh chuyên nghiệp DSLR đã tạo ra công nghệ lấy nét theo pha (Phase Detection Auto Focus) dành cho điện thoại ngày nay. Công nghệ này cho tốc độ bắt nét nhanh hơn, chính xác hơn và tập trung vào đối tượng cần lấy nét.
Cách hoạt động của DSLR như sau: Bên trong camera lấy nét theo pha sẽ có một cặp cảm biến cảm quang một chiều được sắp xếp sao cho chỉ có duy nhất một hàng điểm ảnh. Mỗi cặp cảm biến cảm quang sẽ tạo ra một điểm lấy nét tự động. Mỗi hình ảnh sẽ được chia làm 2 ảnh riêng biệt và được hội tụ lại vào hai cảm biến cảm quang khác nhờ vào hai ống kính micro.
Nếu hình ảnh xuất hiện trên cảm quang là như nhau đồng nghĩa với việc vật thể đã được lấy nét chính xác.
Ngược lại, nếu nó không hội tụ vào 2 cảm biến này thì quá trình lấy nét thất bại và máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh lại ống kính để lấy nét vật thể chính xác hơn.
Trong môi trường chụp ảnh thiếu sáng hoặc những vùng có độ tương phản thấp thì lấy nét theo pha chưa phát huy hết được sức mạnh của mình.
Tuy công nghệ này có hơi phức tạp về thiết kế nhưng vẫn được khá nhiều hãng sản xuất tin dùng và trang bị cho camera trên các sản phẩm của họ. Có thể kể đến như iPhone 11 - 12 - 13, Samsung Galaxy S21+ hay OPPO Reno 5.
5Lấy nét dự đoán
Công nghệ lấy nét dự đoán sẽ sử dụng AI để nhận biết các đối tượng và dự đoán hướng đi để có thể lấy nét được ngay. Sau đó kết hợp giữa cảm biến lấy nét theo pha và sử dụng những thuật toán dự đoán bước đi để tạo ra bức hình nét nhất.
Lưu ý khi sử dụng công nghệ này là phải đáp ứng đủ điều kiện ánh sáng, camera đủ mạnh để lấy nét nhanh. Hiện tại các dòng điện thoại Sony có áp dụng công nghệ này trên sản phẩm của họ.
6Chụp trước lấy nét sau
Tính năng này cho phép người dùng ghi được những bức hình đẹp với đối tượng chính rõ nét, ấn tượng trong khi hậu trường ảnh được xóa mờ.
Tính tới thời điểm này, có các hãng HTC và Samsung đã áp dụng chức năng này vào sản phẩm của họ. Với HTC, hãng đã sử dụng công nghệ máy ảnh kép – Duo Camera với hai ống kính độc lập cho phép tính toán chiều sâu của các đối tượng khác nhau trong bức ảnh. Sau đó, hiệu ứng Ufocus cũng giúp lấy nét vào đối tượng và xóa phông dễ dàng. Đối với Samsung cùng nhiều hãng khác, họ đã sử dụng phương pháp chụp liên tiếp nhiều tấm hình với các điểm nét khác nhau rồi sau đó ghép lại rồi chọn điểm lấy nét mong muốn.
7Tính năng lấy nét kép
Tính năng lấy nét kép thực ra cũng không quá mới mẻ, nó đã được áp dụng trên dòng Galaxy S7 và S7 edge dưới tên gọi Dual Pixel. Đối với lấy nét theo pha, số pixel càng nhiều sẽ lấy nét càng nhanh và chính xác tuy nhiên sẽ xuất hiện pixel lỗi. Ngược lại nếu sử dụng ít PD Pixel thì sẽ nét chậm hơn, không chính xác bằng nhưng ít lỗi hơn. Lấy nét kép đã khắc phục được các tình trạng trên khi công nghệ này đã sử dụng được cả hai phần PD pixel để lấy nét theo pha. Điều đó có nghĩa toàn bộ điểm ảnh của cảm biến đều tham gia vào việc lấy nét, đồng thời thu được toàn bộ ánh sáng.
Hiện tại tính năng lấy nét theo pha kép được sử dụng trên các dòng điện thoại HTC, OPPO.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Bạn đang xem: Giải đáp thắc mắc các chế độ chụp lấy nét trên điện thoại thông minh
Chuyên mục: Điện thoại & Máy tính
Các bài liên quan
- Điện thoại Samsung độc quyền, sắm liền hưởng ưu đãi lên đến 5 triệu
- Tất tần tật về iOS 17: có gì mới, hỗ trợ máy nào?
- Thông tin Vivo Pad 2 trước thềm ra mắt: Lộ diện thiết kế và cấu hình chuẩn flagship
- Chụp ảnh Macro là gì? Những mẹo chụp được những bức ảnh macro đẹp nhất
- Công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel là gì? Có trên các loại máy ảnh nào?