Giải đáp tất tần tật ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên loa
Bạn muốn chọn mua cho mình một chiếc loa, thì nên nắm rõ về thông số kỹ thuật, cũng như các ký hiệu trên loa. Việc này giúp bạn lựa chọn loa chất lượng và âm thanh phát ra hay hơn. Để tìm hiểu chi tiết, bạn xem ngay bài viết sau nhé!
Xem nhanh
1Số đường tiếng
Số đường tiếng dùng để tái tạo 3 dải âm của loa gồm âm trầm, trung và cao. Thế nên, loa 3 đường tiếng là sự lựa chọn hàng đầu vì mang đến dải âm chuẩn và đầy đủ về chất âm, nhưng có giá thành khá cao.
Ngoài ra, loại loa 1 đường tiếng thể hiện dải âm trầm. Loa 2 đường tiếng gồm 1 loa treble và 1 loa mid hoặc bass. Bạn cần tránh nhầm lẫn giữa số đường tiếng và số củ loa. Chẳng hạn loa có 3 củ loa gồm 2 củ loa tái tạo dải cao và 1 củ loa dải thấp, nhưng chỉ có 2 đường tiếng.
2Công suất định mức và công suất đỉnh
Công suất định mức biểu hiện độ lớn âm thanh phát ra từ loa, có đơn vị là W (Oát). Loa hoạt động trong thời gian ngắn với mức công suất tối đa gọi là công suất đỉnh. Công suất loa thường được in trên vỏ thùng sản phẩm.
Khi chọn mua loa, bạn hãy lựa chọn loa có công suất phù hợp với diện tích phòng. Nếu chênh lệch nhiều, thì dễ làm âm thanh phát ra từ loa không hay. Ví dụ diện tích 25 - 40 mét vuông, bạn hãy chọn công suất khoảng 150W.
3Trở kháng
Trở kháng giúp tránh tình trạng quá tải và cháy mạch amply khi bạn phối ghép sai. Trở kháng được ký hiệu là Ω (ôm).
Nó có 3 mức cơ bản là 4 ôm, 6 ôm và 8 ôm. Nếu amply có công suất thấp, bạn hãy chọn trở kháng 4 ôm, còn công suất cao chọn 6 ôm hoặc 8 ôm.
4Độ nhạy của loa
Độ nhạy của loa quyết định độ lớn của âm thanh đầu ra, ký hiệu là dB. Nhờ đó, bạn dễ dàng chọn được amply phối ghép có công suất đầu ra phù hợp.
Loa có độ nhạy cao sẽ dễ phối ghép với nhiều thiết bị khác. Thế nên, khi mua loa bạn hãy chọn loa có độ nhạy càng cao càng tốt.
5Tần số đáp ứng và đáp tuyến tần số
Tần số đáp ứng là thông số thể hiện khả năng tái tạo tần số từ mức thấp nhất tới cao nhất. Chẳng hạn như loa có tần số đáp ứng 50 Hz - 50 kHz, thì khả năng tái tạo âm thấp nhất là 50 Hz, cao nhất là 50 kHz.
Đồ thị biểu diễn cường độ âm thanh khi loa tái tạo lại tần số được gọi là đáp tuyến tần số. Bạn hãy lựa chọn loa có đáp tuyến tần số trong khoảng từ 20 Hz – 20 kHz, vì đây là ngưỡng nghe phù hợp.
6Số lượng, kích thước của củ loa
Loa được thiết kế củ loa bên trong giúp thể hiện các dải âm thêm sống động và trung thực. Có 4 loại củ loa phổ biến được sử dụng như:
- Tweeter: Dùng cho tái tạo dải cao và dao động với tốc độ cao nên tweeter có kích thước nhỏ.
- Woofer: Sử dụng tái tạo dải thấp. Củ loa cần thể hiện âm thanh mạnh mẽ, nên có kích thước lớn.
- Midrange: Dùng để tái tạo dải trung.
- Subwoofer: Tái tạo dải siêu thấp.
Tweeter và Woofer thường được trang bị ở loa thùng để đáp ứng yêu cầu âm thanh cao. Củ loa Subwoofer tích hợp trong loa sub, dùng để biểu thị dải tần siêu trầm và tăng uy lực cho dàn âm thanh.
7Kích thước và trọng lượng
Kích thước loa có 2 loại là kích thước tổng của loa và kích thước củ loa. Trong đó, kích thước tổng của loa có 3 chiều là:
- H (Height): Chiều cao.
- W (Width): Chiều rộng.
- D (Depth): Chiều sâu.
Bạn hãy dựa vào diện tích phòng để lựa chọn kích thước và trọng lượng của loa cho phù hợp. Loa càng nặng và có kích thước càng to thì chất lượng âm thanh càng tốt, vì tần số âm thanh ít bị ảnh hưởng bởi độ rung của thùng loa.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên loa và chọn mua được sản phẩm phù hợp nhất. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Giải đáp tất tần tật ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên loa
Chuyên mục: Tivi & Thiết bị nghe nhìn