Gạo lứt nhiều chất dinh dưỡng không kém nhân sâm, nhưng đối tượng này phải thật cẩn trọng
Ít ai biết rằng, gạo lứt có rất nhiều lợi ích so sức khỏe và khả năng cân bằng dinh dưỡng vượt trội hơn hẳn so với gạo trắng thông thường.
Lợi ích của việc ăn gạo lứt
Gạo lứt là 1 loại sản phẩm trong đó hạt gạo được loại bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên vẹn lớp cám gạo.
Gạo lứt có vị hơi ngọt, tính ấm, bồi bổ tỳ vị, dưỡng trung ích khí, điều hòa ngũ tạng, làm dịu thần kinh và cải thiện chứng táo bón.
Kali, magie, kẽm, sắt, mangan và các nguyên tố vi lượng khác trong gạo lứt giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và thiếu máu.
Gạo lứt giữ lại một lượng lớn chất xơ, điều này thúc đẩy sự gia tăng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, đẩy nhanh nhu động ruột, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và ung thư đường ruột; Bên cạnh đó, chất xơ cũng có thể kết hợp với cholesterol trong mật để thúc đẩy bài tiết cholesterol, từ đó giúp ích cho những người bệnh mắc chứng tăng lipid máu.
Ăn gạo lứt đặc biệt có lợi cho bệnh nhân mắc tiểu đường và người béo phì. Vì các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, mangan, vanadi trong gạo lứt có lợi để cải thiện độ nhạy insulin, rất hữu ích cho những người bị rối loạn dung nạp glucose.
Các nghiên cứu của Nhật Bản đã chứng minh chỉ số đường huyết của gạo lứt thấp hơn nhiều so với gạo trắng, đồng thời có cảm giác no hơn khi ăn cùng một lượng, điều này có lợi cho việc kiểm soát lượng thức ăn và giúp người béo phì giảm cân.
Bí quyết chế biến gạo lứt
So với gạo tẻ, gạo lứt ở dạng thô hơn, vì vậy có nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc chế biến. Dưới đây là những “bí kíp” nội trợ khi chế biến gạo lứt.
Ngâm trước
Khi ngâm, vỏ gạo lứt sẽ mềm ra do hoạt động của các enzym sinh ra trong quá trình ngâm, và một phần protein được phân hủy thành axit amin, tinh bột chuyển hóa thành đường, kali, canxi, magie và các khoáng chất khác được giải phóng.
Vì vậy, trước khi nấu gạo lứt, tốt nhất bạn nên ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng qua đêm, đợi cho nở ra những búp nhỏ 0,5-1mm, hoặc dùng trực tiếp nồi cơm điện có chức năng ủ sẽ thuận tiện hơn khi thao tác.
Gấp đôi lượng nước
Nhiều người nấu cơm gạo lứt theo lượng nước dùng để nấu cơm trắng, điều này rất sai lầm. Khi nấu gạo lứt, hãy cho gấp đôi lượng nước so với khi nấu gạo trắng để cơm ngon, mềm, dẻo.
Nấu trong thời gian dài
Một nồi cơm trắng có thể nấu trong nửa giờ, điều này không thích hợp với gạo lứt. Đun trong thời gian dài có thể làm cho vỏ của gạo lứt mềm và ngon hơn.
Nấu bằng nồi áp suất
Gạo lứt cũng có thể được nấu trong nồi áp suất, vì gạo lứt có tính thô hơn và kết cấu chặt chẽ, mất nhiều thời gian nấu hơn. Hãy vo sạch, ngâm qua đêm, sau đó cho vào nồi áp suất và nấu trong 20 phút.
Đặc điểm lớn nhất của gạo lứt là có chứa mầm. Mầm là một loại mô sống, giàu chất dinh dưỡng. Nó sẽ phát triển thành cây trồng trong môi trường thích hợp.
Những người không nên ăn gạo lứt
Mặc dù gạo lứt là thực phẩm tốt nhưng mọi thứ đều có giới hạn nhất định, nếu ăn quá nhiều gạo lứt một lúc sẽ dễ dẫn đến chứng khó tiêu. Đặc biệt, đừng ăn nếu bạn có vấn đề về bụng và tiêu hóa. Những người có dạ dày không tốt nên thận trọng khi ăn gạo lứt. Vì gạo lứt sẽ gây khó tiêu hóa hơn, tăng gánh nặng cho đường ruột và dạ dày, người bị dạ dày nên tránh.
Bạn đang xem: Gạo lứt nhiều chất dinh dưỡng không kém nhân sâm, nhưng đối tượng này phải thật cẩn trọng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe