F0 khỏi Covid-19 vẫn ho kéo dài có nguy hiểm?
Nhiều bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh bày tỏ lo lắng khi đã có kết quả âm tính nhưng vẫn gặp tình trạng ho kéo dài.
Gia đình tôi có 2 vợ chồng là F0. Quá trình mắc Covid-19, tôi bị sốt, ho có đờm, người mệt mỏi, đến ngày thứ 4 các triệu chứng giảm, người đỡ mệt hơn. 1 tuần sau, tôi có kết quả âm tính. Tuy nhiên hiện tại đã hơn 1 tuần tiếp theo, tôi vẫn còn các triệu chứng ho dai dẳng, ho khá nhiều về đêm. Tôi rất lo lắng liệu vấn đề này có nguy hiểm không và tại sao tôi đã âm tính rồi vẫn còn ho, thưa bác sĩ?
Độc giả Lê An (Hà Nội)
Nguyên nhân gây ho khi nhiễm virus cấp nói chung và nhiễm Covid-19 nói riêng thường do ái lực của các loại virus này với đường hô hấp. Chúng thường xâm nhập bắt đầu từ hầu họng sau đó lan xuống phế quản phổi. Tại đây, chúng phát triển nhân lên và gây ra các phản ứng viêm. Các phản ứng viêm tiết ra các chất trung gian hoá học và có thể làm tổn hại các tế bào lớp niêm mạc đường hô hấp.
Ho có thể do phản ứng của cơ thể với chất trung gian hoá học này hoặc do tổn thương lớp niêm mạc đường hô hấp làm “lộ” các đầu mút dây thần kinh (ho) nên chỉ một kích thích nhỏ cũng gây ra một cơn ho.
Đa số ho do virus thường không cần dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên sự tổn thương niêm mạc đường hô hấp có thể gây ra bội nhiễm vi khuẩn một số trường hợp ho nặng và có đờm có thể phải dùng kháng sinh (do vậy việc dùng kháng sinh nên có được sự tư vấn của bác sĩ).
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng còn ho sau khi âm tính với Covid-19:
- Do phản xạ tống xuất đào thải “xác” virus còn tiếp tục
- Niêm mạc đường hô hấp đã liền sau viêm nhưng hình thành “sẹo” vẫn dễ gây kích thích vào đầu mút dây thần kinh nên một kích thích nhỏ đã gây ra cơn ho.
- Do trào ngược dạ dày - hậu quả của việc dùng thuốc trước đó gây tổn thương dạ dày.
- Do có tổn thương xơ của phế quản phổi.
- Do các yếu tố tiền sử có hen suyễn
Hầu hết ho sau Covid-19 không cần dùng thuốc. Bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng với các bài tập làm tăng dung tích phổi (bạn có thể tham khảo các bài tập hướng dẫn trên YouTube). Bạn có thể dùng các thuốc ho thảo dược hoặc các bài thuốc dân gian như ngậm chanh mật ong.
Bạn nên đi khám khi có dấu hiện đau tức ngực khó thở và kiểm tra chỉ số SpO2 thấp hơn bình thường (dưới 96%) hoặc ho kéo dài trên 3-4 tuần.
Bạn đang xem: F0 khỏi Covid-19 vẫn ho kéo dài có nguy hiểm?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Khi kháng sinh, kháng viêm gây nguy hiểm với F0
- Rụng tóc hậu Covid-19: Bổ sung 6 món này vào chế độ ăn để tóc mọc nhanh và dày mượt
- Hà Nội: Thêm 29.269 ca mắc COVID-19 mới; số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 vượt 800.000 ca
- Hải Phòng: Bệnh nhi hơn 2 tuổi nhiễm SARS-CoV-2 sốt cao không hạ nhập viện đã nguy kịch
- Trẻ mắc Covid-19 tăng mạnh, nhiều trẻ cấp cứu trong đêm vì co giật
- Hà Nội có tổng ca Covid-19 đợt dịch thứ 4 đứng đầu cả nước, vượt TP.HCM